Tấm gương hy sinh anh dũng của nhà tình báo Nguyễn Văn Lộc

Thứ sáu - 05/05/2023 23:40
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Tiền Giang là quê hương của những nhà tình báo cách mạng nổi tiếng, như Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Đức Trí, Lê Quang Ninh, Nguyễn Văn Lộc. Trong đó, nhà tình báo Nguyễn Văn Lộc đã hy sinh anh dũng tại mật khu Bời Lời (Tây Ninh) năm 1971.

Đồng chí Nguyễn Văn Lộc, bí danh Bảy Hiếu, sinh năm 1923 tại làng Nhị Quý, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Đồng chí gia nhập bộ đội năm 1948. Sau Hiệp định Genève (7-1954), đồng chí được phân công ở lại miền Nam tham gia xây dựng mạng lưới tình báo, làm Cụm trưởng Cụm tình báo B210 đóng căn cứ ở Mật khu Bời Lời (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh). Được biết, Mật khu Bời Lời được phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn liệt vào vùng “Tam giác sắt” - trọng điểm của những trận càn quét, hành quân tìm diệt trên quy mô lớn, biến  nơi đây trở thành một chiến trường khốc liệt. Vì thế, cán bộ chiến sĩ Cụm tình báo B210 luôn luôn trong tinh thần cảnh giác cao độ, sẵn sàng trực tiếp chiến đấu, góp phần bảo vệ mật khu và sự an toàn của lưới tình báo.

Tháng 9-1962, do sự phát triển của cách mạng miền Nam, Cụm tình báo B210 được tách thành 2 bộ phận: Cụm tình báo A20 và Cụm tình báo A24. Cụm tình báo A20 do đồng chí Nguyễn Đức Trí làm Cụm trưởng. Cụm tình báo A24 do đồng chí Nguyễn  Văn Lộc làm Cụm trưởng.

Cụm tình báo A24 do đồng chí chỉ huy đã cài cắm nhiều cán bộ và cơ sở điệp báo nằm trong các cơ quan đầu não của địch nhằm thu thập tin tức, phục vụ cách mạng. Ngày 23-7-1965, đồng chí bị địch bắt và bị tra tấn dã man, nhưng đồng chí đã giữ vững khí tiết, dũng cảm mưu trí đấu tranh với địch, giấu được tung tích. Không khai thác được gì, ngày 23-01-1968, địch trả tự do cho đồng chí, toàn bộ cụm tình báo do đồng chí phụ trách đều được an toàn.

Tháng 4-1968, đồng chí được bổ nhiệm làm Cụm trưởng Cụm tình báo A28 thuộc Phòng Tình báo Miền. Tại nội thành Sài Gòn, Cụm tình báo này hoạt động bí mật và rất hiệu quả, thu thập được nhiều thông tin quý báu, có giá trị chiến lược.

Ngày 05-8-1971, đồng chí lại bị địch bắt tại Mật khu Bời Lời trong một trận càn quét ác liệt do liên quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành. Mặc dù bị tra tấn cực hình, nhưng đồng chí kiên quyết không khai báo, bảo vệ bí mật tuyệt đối của cụm tình báo. Không khuất phục được  nhà tình báo cách mạng trung kiên, bất khuất, địch đã thủ tiêu đồng chí. Toàn bộ cán bộ, điệp viên và cơ sở điệp báo của Cụm tình báo A28  do đồng chí làm cụm trưởng vẫn an toàn và tiếp tục hoạt động có hiệu quả cho đến ngày toàn thắng 30-4-1975.

Đồng chí Nguyễn Văn Lộc đã góp phần công sức và trí tuệ cho những chiến công xuất sắc của ngành Tình báo chiến lược quân sự. Ngày 23-5-2005, đồng chí được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập544
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm527
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,167,705
  • Tổng lượt truy cập34,753,350
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây