Người chiến sĩ cộng sản phải có lý tưởng cộng sản

Thứ tư - 05/04/2023 00:04
Lê Hữu Danh, sinh năm 1942, quê ở ấp 4, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, là một chiến sĩ cách mạng trung kiên, luôn vì độc lập dân tộc, lý tưởng cộng sản. chuyện kể về những năm tháng đấu tranh của ông trong nhà tù của địch đã cho thấy điều đó.
ông Lê Hữu Danh, người chiến sĩ cộng sản phải có lý tưởng cộng sản.
ông Lê Hữu Danh, người chiến sĩ cộng sản phải có lý tưởng cộng sản.
Trước sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù khiến ông Lê Hữu Danh rất căm ghét và tức giận, nhưng ông có một suy nghĩ mình làm cách mạng là chỉ có hy sinh chứ không có tận hưởng, nếu không may bị địch bắt, chúng sẽ đánh đập và tra tấn dã man liệu mình có chịu nổi không? Nhưng rồi thực tại cũng cho thấy đồng bào mình, làng xóm mình, bà con mình không ai còn nhà để ở, chúng đi càn quét là đốt sạch nhà cửa và bắn giết biết bao đồng bào vô tội.

Những thảm cảnh trước mắt và những suy nghĩ trên đã thúc đẩy người thanh niên yêu nước Lê Hữu Danh, sinh năm 1942, quê quán ấp 4, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đi làm cách mạng. Tháng 2-1960, ông giữ chức vụ Phó Ban An ninh xã An Thái Trung, được kết nạp Đảng ngày 20-5-1966, chính thức ngày 26-2-1967. Ông tham gia hoạt động cách mạng đến tháng 3-1969 thì bị địch bắt.

Lúc đầu, chúng đưa ông xuống trại giam Cái Bè. Tại đây ông bị nhốt 10 ngày, tiếp đó chúng đưa ông về tỉnh giam tiếp 3 tháng. Sau đó, chúng đưa ông qua Cần Thơ giam tiếp. Đến đầu năm 1970, chúng đưa ông ra nhà lao Phú Quốc giam tại khu 3B. Khu này có trên mười phòng, mỗi phòng khoảng 20 m2. Chúng nhốt khoảng 20 người trong một phòng. Ông kể:

Thời gian đầu mới đến Phú Quốc, chúng kêu anh em tù binh làm cỏ dưới tháp canh, trên tháp canh có quân cảnh đứng gác. Anh em ai cũng làm nhưng ông thì không làm. Sau khi làm xong, chúng tập trung số anh em tù binh lại rồi cho về phòng giam. Riêng ông thì bị giữ lại. Chúng dụ dỗ ông:“Mày muốn về nhà không? Nếu muốn tao đưa mày về”. Ông trả lời: “Khi nào giải phóng thì tôi về. Bây giờ nhà cửa tôi bị lính đốt hết rồi, về chỗ đâu mà ở?”. Chúng lại nói: “Sao mày biết giải phóng?”. Sau đó, chúng đánh ông ngất xỉu rồi cho ông vào thùng sắt nhốt lại và không cho ăn cơm. Một số anh em khác do chống đối nên chúng chỉ cho ăn cơm nhưng không cho nước uống. Trước tình hình đó, anh em quyết định tổ chức đấu tranh bằng cách tuyệt thực liên tục 20 ngày. Trong thời gian tuyệt thực, nhân lúc trời mưa anh em tù binh dùng quần đùi của mình hứng nước mưa ngay những lỗ thủng của mái tôn để vắt lấy nước uống.

Trong thời gian bị giam cầm tại Phú Quốc, mỗi ngày ban trật tự và bọn quân cảnh trại giam đánh chết anh em tù binh nếu tỏ thái độ không chấp hành theo chúng. Hình thức giết người của chúng rất dã man, như bắt anh em tù binh 2 tay chống xuống đất nằm sấp để 2 chân lên hàng rào, chúng dùng giày đá vào bụng. Với hình thức này đã có 4 người bị đá, trong đó 3 người bị đá chết; hoặc cho anh em tù binh vào bao bố, buộc miệng lại, rồi bỏ vào chảo nước đang sôi. Trước những hành động dã man của chúng, chi bộ trại giam có chỉ thị cho anh em tù binh, nếu có cơ hội, tổ chức đánh trả để tự vệ và răn đe bọn ác ôn.

Ngày 27-01-1973, Hiệp định Pa-ri được ký kết. Riêng ông, đến tháng 3-1973 thì được trao trả và được tổ chức đưa đi an dưỡng ở Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Đầu năm 1974, ông được đi học ở Tuyên Quang. Đầu năm 1975, ông được trở về miền Nam chiến đấu, công tác ở Phòng Trị an thuộc Trung ương Cục miền Nam. Ngày 30-4-1975, ông cùng với đoàn quân giải phóng tiến về Sài Gòn, tham gia tiếp quản ở Tổng nha Cảnh sát ngụy.

Cuối năm 1978, ông về Tiền Giang, được phân công nhiệm vụ Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an Tiền Giang với cấp bậc đại úy. Từ năm 1990 đến năm 1992, ông là thiếu tá Trưởng phòng PC.14, Công an Tiền Giang. Đến năm 1992, ông nghỉ hưu; hiện là cán bộ hưu trí sống với gia đình tại ấp 4, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhớ lại trong nhà tù của địch, nếu muốn được sống, muốn không bị làm ô danh, chỉ có đấu tranh. Ðó là cuộc đấu tranh mà vũ khí của người tù chỉ là tinh thần, tư tưởng, khí tiết để đấu tranh với địch; là đoàn kết trong nội bộ tù binh, đoàn kết giữa tù binh với các bạn tù khác. Ðó là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, gian khổ, ác liệt, dai dẳng suốt thời gian bị địch giam giữ.

Yêu cầu của cuộc đấu tranh đó là giữ vững khí tiết của người cách mạng, quyết bảo vệ bí mật của Ðảng, của cách mạng. Giữ uy danh người cách mạng trước kẻ thù, một lòng trung thành với Tổ quốc, với Ðảng, với Bác Hồ, với Nhân dân. Những cuộc đấu tranh cách mạng trong các nhà tù của địch tuy có nhiều hy sinh, mất mát, nhưng thắng lợi cuối cùng thuộc về chính nghĩa của những người tù cách mạng.

Ðại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng chung sức, đồng long xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Ðóng góp vào thắng lợi đó, có cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng gian khổ, ác liệt của các thế hệ cán bộ, đảng viên cộng sản và Nhân dân trong các nhà tù, trại giam của địch. Đó mãi mãi là những tấm gương sáng ngời cho hậu thế noi theo.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Theo lời kể: Lê Hữu Danh. Người ghi: Nguyễn Hùng Nhân
 

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay62,019
  • Tháng hiện tại1,902,511
  • Tổng lượt truy cập40,271,887
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây