Giữ vững khí tiết của người cách mạng trong nhà tù của địch

Thứ sáu - 10/03/2023 02:27
Trong căn nhà đồng đội do Hội Cựu chiến binh huyện Tân Phú Đông hỗ trợ xây dựng, tiếp chúng tôi là một người cựu tù Côn Đảo, là ông Phạm Văn Hường, sinh năm 1945, ngụ ấp Tân Hương, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông. Hơn 50 năm tham gia hoạt động cách mạng, trong đó có hơn 12 năm bị địch bắt giam qua nhiều nhà tù, trại giam của địch, ông Phạm Văn Hường đã giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng, để lại những dấu ấn đấu tranh sâu đậm của mình trong nhà tù, trại giam của địch.

Xuất thân trong gia đình bần nông có sáu anh chị em, ông Phạm Văn Hường sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng vào năm 17 tuổi. Những năm 1961-1962, địa bàn xã Tân Thới bị địch tăng cường lực lượng bảo an, biệt kích, thám báo do tên Lê Thanh Tùng - Trưởng chi cảnh sát quận Hòa Đồng (nay là huyện Gò Công Tây) chỉ huy lùng sục ngày đêm. Cùng thời gian này, phong trào cách mạng của xã Tân Thới phát triển mạnh. Chi bộ xã Tân Thới đã thành lập một tiểu đội du kích, ông Phạm Văn Hường được Chi bộ phân công tham gia lực lượng du kích của xã để phục kích đánh địch.

Tháng 8-1962, khi tham gia lực lượng du kích của xã Tân Thới, ông Phạm Văn Hường bị địch bắt. Ngay khi bước chân vào Khám đường Mỹ Tho, ông đã bị địch đánh đập, tra tấn phủ đầu để lấy cung bằng các hình thức như: đánh bằng dùi cui vào đầu, cổ,… để hỏi cung “Đồng đội của mầy là ai, du kích bao nhiêu người, ở đâu?”,… Mặc dù bị tra tấn hết sức đau đớn, nhưng ông Phạm Văn Hường nhất quyết không khai báo. Ông nhủ với lòng mình: “Nếu có chết thì một mình mình chết, còn nếu khai báo với địch thì anh em, đồng đội mình bị lộ, bị địch bắt còn bị tổn thất nhiều hơn”.

Tháng 4-1964, ông bị địch chuyển từ nhà tù Chí Hòa ra nhà tù Côn Đảo, bị giam cầm ở Trại VII. Mới bước chân đến nhà tù Côn Đảo, ông Phạm Văn Hường bị bọn cai quản đánh dằn mặt một trận tơi bời. Chế độ cai quản của địch ở nhà tù Côn Đảo đối với tù nhân hết sức khắc nghiệt, bữa sáng bọn chúng cho mỗi tù nhân ăn một chén cháo với nửa tán đường, sau đó bị đày đi lao động khổ sai, trưa chúng cho ăn hai chén cơm với khô mục hoặc mắm đắng, tối 21 giờ giới nghiêm, nơi nghỉ ngủ rất hôi thối, ẩm thấp, vô cùng chật hẹp.

Khi ông cùng các tù nhân từ Chí Hòa vừa mới chuyển ra Côn Đảo và các tù chính trị bị địch câu lưu đã tổ chức nhiều phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống đối lại những nội quy, quy định hết sức hà khắc của bọn quản đốc đã áp dụng với tù nhân chính trị như: đấu tranh chống chào cờ, chống sinh hoạt học tập chính trị, tuyệt thực đòi tháo còng chân, đấu tranh không ăn khô mục, mắm đắng, yêu cầu Ban Quản đốc mỗi tuần phải cho tù nhân được ăn cá và rau tươi, đấu tranh đòi không biệt giam,…

Với những yêu sách đấu tranh của tù chính trị vừa nêu trên, Ban Quản đốc tù Côn Đảo cho rằng tù nhân đưa ra những yêu sách quá trớn, chúng ngoan cố không giải quyết, ngược lại chúng biệt giam một số tù chính trị, trong đó có ông Phạm Văn Hường, chúng tuyên bố ai không đấu tranh nữa sẽ không bị biệt giam, ai ngoan cố tiếp tục đấu tranh chúng sẽ bỏ đói cho đến chết.

Trước tình thế hết sức khó khăn đó, ông cùng những đồng đội trong nhà tù đã tập hợp lại, giữ vững niềm tin và lý tưởng, trui rèn đạo đức, bản lĩnh cách mạng, dù phải trả bằng xương, bằng máu, vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc đấu tranh kiên cường với kẻ thù. Với tinh thần đấu tranh kiên cường, không sợ biệt giam, không sợ hy sinh, cuối cùng buộc bọn Ban Quản đốc tù Côn Đảo tuyên bố chấp nhận các yêu sách của tù chính trị.

Tháng 02-1974, ông được địch trao trả tại Lộc Ninh. Ra tù ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. Hơn 50 năm tham gia hoạt động cách mạng, dù ở bất kỳ cương vị nào, ông luôn thể hiện sự kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đặc biệt là khi bị địch bắt giam ở nhà tù Mỹ Tho, nhà tù Chí Hòa, nhà tù Côn Đảo, ông Phạm Văn Hường luôn luôn giữ vững khí tiết của người cách mạng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với Đảng, với nhân dân, không khai báo, không để lộ thông tin bí mật của lực lượng cách mạng, luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của người cách mạng trong các nhà tù của địch.

Những cống hiến của ông Phạm Văn Hường đối với sự nghiệp cách mạng đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của quê hương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ và nhân dân xã Tân Thới.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập446
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm410
  • Hôm nay80,139
  • Tháng hiện tại1,626,912
  • Tổng lượt truy cập39,996,288
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây