Dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX

Thứ sáu - 16/08/2024 10:43
Sáng ngày 16-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX” nhân kỷ niệm 160 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864 - 20/8/2024).
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Tham dự Hội thảo có đồng chí Trần Thị Kim Cúc - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Châu Thị Mỹ Phương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Quân khu 7; Quân khu 9; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; Trường Đại học Cần Thơ; Trà Vinh; Đồng Tháp và giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh.

Chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Châu Thị Mỹ Phương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thành Diệu - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025 và đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Lê Thanh Bài - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng.

Khởi nghĩa Trương Định là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở nước ta cách nay 160 năm. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cuộc khởi nghĩa đã khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, vì độc lập dân tộc của nhân dân Tiền Giang nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Hội thảo nhằm mục đích tìm ra những tư liệu mới, phát hiện mới về thân thế, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Trương Định; về vai trò các thuộc tướng của Anh hùng dân tộc Trương Định, các nhân vật lịch sử ở Tiền Giang và các tỉnh Nam kỳ có cuộc khởi nghĩa liên quan với cuộc Khởi nghĩa Trương Định. Đồng thời đánh giá một cách khách quan về ý nghĩa, ảnh hưởng và tác động của cuộc Khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam kỳ và cả nước nửa sau thế kỷ XIX. Qua đó, bổ sung nguồn tư liệu chính thống và hiện vật có liên quan Khởi nghĩa Trương Định và các cuộc khởi nghĩa khác ở các tỉnh Nam kỳ. Góp phần khắc họa bức tranh về những trang sử hào hùng của Nhân dân Tiền Giang nói riêng và Nam bộ nói chung trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đây là cơ sở cho việc đặt, đổi tên đường, công trình công cộng đối với một số nhân vật liên quan đến Khởi nghĩa Trương Định ở thành phố Gò Công, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông.

Hội thảo đã lắng nghe các đại biểu trình bày 8 tham luận xoay quanh về các vấn đề: cuộc Khởi nghĩa Trương Định trong bối cảnh Việt Nam và Nam kỳ nửa sau thế kỷ XIX; về chiến thuật du kích - điểm sáng trong tài thao lược của Anh hùng dân tộc Trương Định; bàn về tính chất cuộc Khởi nghĩa Trương Định; việc thờ cúng, xây đền thờ Anh hùng Trương Định, cấp dưỡng, cấp tuất, xây mộ cho người vợ cả của ông ở Quảng Ngãi; ý nghĩa, tác động của Khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam kỳ nửa sau thế kỷ XIX; di tích mộ và đền thờ Trương Định - niềm tự hào của người dân Gò Công; Anh hùng dân tộc Trương Định - biểu tượng của lòng yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm; căn cứ lòng dân trong cuộc Khởi nghĩa Trương Định.

Phát biểu tổng luận tại Hội thảo, đồng chí Châu Thị Mỹ Phương nhấn mạnh: Hội thảo khoa học “Dấu ấn lịch sử của khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX” đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu đề ra. Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trương Định, chúng ta càng tự hào hơn về các thế hệ cha, ông đi trước luôn một lòng vì nước vì dân. Trong niềm tự hào ấy, mỗi người chúng ta hãy sống, làm việc để xứng đáng với những người đi trước, để làm tròn trách nhiệm và tình cảm với Nhân dân, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao cho.

Thông qua 42 bài tham luận, đồng chí đã tóm lược thành 5 nội dung: bối cảnh tình hình Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến trước Khởi nghĩa Trương Định; cuộc Khởi nghĩa Trương Định và sự tác động đối với phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam kỳ; tình cảm của người dân Việt Nam nói chung, nhân dân Tiền Giang, người dân Quảng Ngãi nói riêng đối với Anh hùng dân tộc Trương Định; phát huy tinh thần của cuộc khởi nghĩa Trương Định trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước; một số nội dung, tư liệu mới liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp và cuộc khởi nghĩa Trương Định đã được nghiên cứu, phát hiện, Ban Tổ chức Hội thảo ghi nhận và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập255
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,650,753
  • Tổng lượt truy cập40,020,129
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây