Không khuất phục trước quân thù

Thứ năm - 25/07/2024 09:58
Cô Lê Thị Ứng, sinh năm 1952, tên thường gọi là Chín Ứng, quê quán xã Thanh Hòa, huyện Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy), hiện ngụ tại xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông. Cô Chín tham gia cách mạng năm 1966, khi mới 14 tuổi, được giao nhiệm vụ giao liên, chuyển công văn, canh gác. Đến khi trưởng thành trong công tác, cô Chín nhiều lần cùng đồng đội chiến đấu, chống càn với giặc.

Năm 1968, trong một lần về thăm nhà, bị chiêu hồi chỉ điểm, địch bao vây, bắt cô tại nhà, khi đó cô 16 tuổi. Địch đem cô về nhà giam Cai Lậy, đánh đập tra tấn rất dã man, nhưng cô nhất quyết không khai ra tổ chức, lãnh đạo của mình. Sau đó, địch chuyển cô đến nhà giam Mỹ Tho, Cần Thơ, rồi Quy Nhơn. Trong số hàng trăm chị em phụ nữ bị giam cầm, cô Chín là một trong những người nhỏ tuổi nhất, nhưng tỏ ra có chí lớn. Cô tham gia tất cả các cuộc đấu tranh trong nhà tù lúc bấy giờ.

Chế độ giam cầm của địch rất dã man. Ăn uống cực khổ, thiếu thốn, vệ sinh thấp kém, ảnh hưởng sức khỏe hao gầy. Nhiều lúc chị em phải bứt cây cỏ để ăn cho thêm dưỡng chất. Hoa mười giờ mọc ngoài sân cũng trở thành thực phẩm quý. Rồi hoa mười giờ cũng không còn để ăn, đói, khát, bệnh tật không được điều trị. Trong nhà tù, có mấy chị lớn tuổi, có uy tín đứng ra tổ chức lãnh đạo đấu tranh, cô Chín cũng tham gia. Khi địch đưa cảnh sát, quân cảnh tới bắt các chị lãnh đạo đi biệt giam để đe dọa tinh thần chị em trong trại, cô Chín cùng chị em đấu tranh, bảo vệ nhau. Khi địch ném lựu đạn cay vào trại giam, dùng dùi cui đánh đập, nắm tóc các chị kéo ngược lên. Nhiều chị bị đánh ngất đi, rồi tỉnh lại, nhưng vẫn không khuất phục được ý chí của các chị.

Cô Chín cùng với các chị tổ chức tuyệt thực phản đối địch đánh đập dã man. Khi cai ngục đẩy các chị ra ngoài sân, lấy kẽm gai quây lại, mặc cho mưa, nắng, cô Chín cùng các chị vẫn không hé môi, tiếp tục nêu cao tinh thần đấu tranh cách mạng, tuyệt thực phản đối hành động dã man của địch. Đến ngày thứ chín, địch buộc phải dỡ hàng rào, đưa các chị ra và mang cháo cho ăn. Địch nói: Chúng tôi chịu thua các bà…!

Tuy nhỏ tuổi, nhưng cô Chín rất can đảm, luôn tham gia tất cả các cuộc đấu tranh với địch trong nhà tù, được các chị lớn tuổi thương và khen ngợi. Trong tù, khi nghe tin Bác Hồ mất, cô Chín cùng các chị lãnh đạo tổ chức lễ truy điệu Bác. Biến đau thương thành hành động, tiếp tục đấu tranh lâu dài với địch. Đến đầu năm 1973, cô Chín được trao trả tại sân bay Lộc Ninh theo Hiệp định Pa-ri. Sau đó cô Chín được phân công làm công tác quân trang của một đơn vị đóng quân trên đất bạn Campuchia. Tại đây, cô được quen biết với chú Nguyễn Hoàng Chiếm, cũng là tù chính trị mới được trao trả. Sau đó, hai người thương nhau và được đơn vị tổ chức lễ tuyên bố thành vợ, chồng năm 1977.

Trở về với cuộc sống đời thường tại xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, cô chú siêng năng lao động như những nông dân bình thường, sống chan hòa tình làng nghĩa xóm, con cháu đủ đầy, nhưng mấy ai biết được cô Chín từng là chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất, có ý chí lớn từ thuở thiếu thời, góp phần giải phóng quê hương. Đã gần 50 năm trôi qua, nhưng khi nhắc lại chuyện cũ, cô Chín rất tự hào vì đã tham gia tất cả các cuộc đấu tranh với địch trong nhà tù.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập470
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm452
  • Hôm nay107,010
  • Tháng hiện tại545,762
  • Tổng lượt truy cập34,131,407
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây