Bài học quý báu về phương pháp đấu tranh cách mạng qua những ngày lao lý

Thứ sáu - 12/07/2024 03:29
Câu chuyện thuật lại dưới đây của cựu tù kháng chiến Đoàn Phương Mai, sinh năm 1945, quê xã Hội Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã bị địch bắt ngày 25/12/1968. Đến tháng 01/1969, bị giam tại Khám đường Mỹ Tho. Tháng 4/1972, địch đày đến Nhà lao Thủ Đức. Tháng 5/1973, được trao trả tự do tại bến sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị và được an dưỡng tại T72 Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đến tháng 5/1975 được trở về quê nhà Tiền Giang. Hiện thường trú và sinh hoạt Đảng tại Chi bộ ấp Long Mỹ, Đảng bộ xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Về đấu tranh chính trị

Sau khi vào nhà lao một thời gian, được tập thể quan tâm bồi dưỡng, giúp đỡ, đồng chí Đoàn Phương Mai cùng tập thể đấu tranh chống địch. Tù nhân trong nhà lao luôn thương yêu, đoàn kết giúp đỡ, đồng chí Mai được tham gia sinh hoạt Đảng lần đầu tiên với chị Sáu Cẩm Hồng (ở thành phố Mỹ Tho, hiện đã mất) và tham gia các hoạt động đấu tranh tại nhà lao như: Tổ chức để tang Bác Hồ (năm 1969), tổ chức học tập Di chúc của Bác và 4 lời thề hàng năm. Nội dung, hình thức và tài liệu do đồng chí Trương Quốc Việt, sinh năm1936, là tù nhân chính trị, quê quán xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè cung cấp, cùng tham gia đấu tranh chống luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của địch.

Có 2 hình thức chống, thứ nhất, tập thể phân công không ra hội trường học dù cho  bị đánh đập hoặc khủng bố cũng không ra; thứ hai, nếu ra học tập thì phải phát biểu chống tuyên truyền của địch. Có lần chúng nói xấu Bác Hồ, đồng chí Mai, anh Bé Trinh (đoàn văn công tỉnh), anh Út Trực (em chị Tư Anh và chị Ba Bạch) đồng thời chạy lên giựt lấy micrô của địch để phản đối, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, nói xấu Bác Hồ của kẻ thù.

Năm 1969, sau khi tổ chức học tập, bị ta đấu tranh, chúng kêu một số chị em lên văn phòng khủng bố, đánh đập. Mặc dù bị khủng bố, nhưng mỗi buổi học của địch đều bị tù nhân đấu tranh phá vỡ, bọn chúng không hề dập tắt được sự đấu tranh của các tù nhân. Để đấu tranh chống chào cờ của kẻ địch, ta tổ chức cho một số đảng viên và anh, chị, em cốt cán kiên quyết không ra chào cờ. Có lần, sau khoảng thời gian dài chúng không tổ chức chào cờ được, hôm đó, chúng gọi tất cả tù nhân ra chào cờ, nhưng rất ít người chịu ra chào cờ theo ý của chúng, nên chúng phải đành vào tận từng phòng giam để khủng bố. Do biết được số tù nhân ra chào cờ là quần chúng, còn lại tù nhân không ra chào cờ là cán bộ, đảng viên nên chúng gom số chị em này lại và giam riêng tại Phòng 10, cấm tiếp xúc với mọi người và không cho gia đình thăm nuôi, như: má Ba Hữu Hạnh, chị Năm Bé, chị Ba Bến Tre, chị Mai Thị Hiệp, chị Sáu Nông dân và đồng chí Mai,...

Tết năm 1971, mỗi phòng giam đều được trang bị một bình bông giấy, chính giữa là một bông to màu đỏ, nhụy làm ngôi sao màu vàng để làm bàn thờ Tổ quốc trong 3 ngày tết. Ngay ngày Tết, chúng bắt đổi phòng, từ Phòng 3 sang Phòng 1, chị em được phân công giữ bình bông sơ ý khi mang ra không đậy kín lại nên chúng phát hiện, tịch thu bình bông và kêu trưởng phòng lên. Trước đó, chị Chín Hoàng đã xây dựng, giao nhiệm vụ cho em Nguyễn Thị Bé (ở xã Hậu Mỹ, huyện Cái Bè) lên nhận là bình bông do em làm để chơi chứ không có ý gì khác. Cùng lúc đó, có anh trật tự là tù thường phạm, được các chị em tù nhân chính trị giáo dục đã giác ngộ nhìn thấy liền đến Phòng 12 thông báo nên lập tức chị em Phòng 12, 13 liền thông báo với nhau cùng cất đi. Sau này khi bị giam ở Thủ Đức, do chống chào cờ nên bọn chúng giam đồng chí Mai ở phòng biệt giam, nên không nắm rõ, nhưng được chị Chín Hoàng thông báo lại rằng chị đã kết nạp Đảng cho em Bé trong nhà lao như đã hứa.

Về đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ

Tổ chức cuộc sống, chúng tổ chức mỗi phòng có một trưởng phòng, nhiều tổ trưởng (mỗi tổ từ 10 đến 20 người). Lúc đó chúng gọi mỗi tổ là một mâm. Bộ máy là chúng tổ chức nhưng con người làcủata. Từ đó,mọi người đã tổ chức vận động, xây dựng cuộc sống đoàn kết, chan hòa, nhường cơm xẻ áo giữa tù nhân được gia đình thăm nuôi và người không có ai thăm nuôi, hỗ trợ nhau khi bệnh đau.

Về ăn uống, tắm, giặt

Tù nhân đòi uống nước nấu chín, đòi đủ nước tắm, giặt, đòi được ra sân tắm nắng,… Nổi bật và kiên trì nhất là đấu tranh đòi sảy, lượm thóc gạo. Chúng cho tù nhân ăn gạo lứt, có khi một phần gạo lẫn một phần thóc. Tù nhân ăn không được phải đổ bỏ. Chúng đem cơm thừa đó bán cho thầu, thu khoản tiền không nhỏ. Ta đấu tranh mạnh thì chúng cho chị em ra sàn sảy, lượm thóc một thời gian thì kiếm cớ này cớ nọ không cho lượm thóc. Ta lại đấu tranh, chúng cho rồi lại cấm, lại đấu tranh,... Chúng cấm dùng dao, cấm sử dụng lửa. Tù nhân nam khéo tay lấy lon sữa guigô chế thành những lò nấu với nguyên liệu đốt là những bao nilon gia đình đựng thức ăn gửi vào. Những bếp này thường dùng hâm lại thức ăn gia đình gửi vào ăn chưa hết. Nấu cháo cho người bệnh, cho em bé (mẹ bị bắt mang theo hoặc vào tù mới sinh), nấu nước tắm em bé,...

Về khẩu phần cơm, chúng phát cơm theo số lượng người cho từng phòng. Phòng chia ra cho từng mâm. Thức ăn phần lớn chỉ là cá biển ươn kho. Lúc nào tù nhân cũng để dành một số phần cơm vàthức ăn cho chị em chúng mới đưavào, lúc đó chị em thường gọi là người ở CA (công an) về. Cuối năm 1971, mọi người thành lập một mâm cơm gọi là mâm CA. Đồng chí Mai được phân công phụ trách cùng vài ba chị em nữa. Mọi người  tiếp nhận hết số chị em mới được chúng đưa vào và chăm sóc sức khỏe, vì đa số chị em mới vào bị chúng cho khảo tra đánh đập tàn nhẫn, thương tích đầy mình, khó có người nào mới vào màđược lành mạnh.

Về địch vận

Tù nhân tổ chức giáo dục, vận động được cô giám thị Ba Vân mua ống tiêm, thuốc men cần thiết gửi qua cho các tù nhân khi bị thương. Những thứ chúng cấm tù nhân sử dụng như dao, kéo, viết mực, thuốc men,… khi mọi người cần, cô Ba đều mua giúp. Những khi sắp bị xét phòng, cô Ba đều cho mọi người hay. Thế là những thứ chúng cấm đều nằm trong túi xách taycủa cô Ba, nên bọn chúng không tìm được những thứ gì từ các phòng trong tù. Có thể thấy, thông qua những phương pháp đấu tranh cách mạng đã làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù xâm lược.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm232
  • Hôm nay70,951
  • Tháng hiện tại391,303
  • Tổng lượt truy cập41,187,282
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây