Người chiến sĩ cách mạng gan dạ trước kẻ thù

Chủ nhật - 28/04/2024 02:06
Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình nhưng những mất mát đau thương do chiến tranh để lại không gì bù lấp được. Chúng ta chỉ biết tưởng nhớ những người đã khuất, đã bị thương trong cuộc chiến bằng lòng biết ơn và sự kính trọng lớn lao.

Ông Nguyễn Văn Bạn, sinh năm 1951 cư ngụ ấp Tân Hưng Đông, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là cựu tù Phú Quốc, dù ở tuổi 70 nhưng ông vẫn nhớ rõ sự khắc nghiệt, tàn bạo của kẻ thù đối với tù binh, khi hỏi về chuyện bị bắt, tù đày ông kể lại:

Ông tham gia cách mạng ngày 01/01/1968 thuộc đơn vị 265B, đóng quân ở xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho. Tết Mậu Thân năm 1968, đơn vị đánh vào thành phố Mỹ Tho, trong lúc chiến đấu tôi bị thương hư mắt trái. Sau khi trị hết vết thương, đơn vị đưa tôi về tuyến sau công tác tại hậu cần Quân khu 8. Tháng 5/1969, trên đường đi công tác, ông bị lựu đạn nổ bị thương, điều trị vết thương xong rồi tiếp tục công tác tại đây.

Ngày 10/5/1971, địch càn qua đơn vị và bắt được ông, chúng tra trấn dã man như: đánh vào đầu, vào ngực,… nhưng không khai thác được gì nên chúng đem ông về giam ở Mỹ Tho. Sau đó, chúng tra trấn dã man hơn với những trận đòn thừa sống, thiếu chết và chúng cũng không khai thác được gì.

Đến ngày 17/5/1971, chúng đưa ông lên Cần Thơ. Ở đây chúng dùng nhiều dụng cụ tra tấn khốc liệt hơn. Tuy nhiên, chúng không khai thác được gì, cứ thế hàng ngày phải chịu những trận đòn tra tấn dã man. Trong thời gian bị giam ở đây, ăn uống thiếu thốn, chúng cho ăn cơm với cá sình nên tất cả tù binh không ăn được. Lúc này, chúng tôi thường tổ chức đấu tranh đòi yêu sách không để tù binh ăn cá hôi thối, không đánh đập tù binh,… nhưng chúng đáp ứng không được bao nhiêu.

Đến tháng 5/1972, chúng đày ông ra đảo Phú Quốc. Khi tàu vừa cập cảng, tù binh vừa lên bờ thì bị quân cảnh đánh đập, chửi bới từ cảng vào tới trại giam. Trong thời gian ở nhà tù Phú Quốc, ông bị chúng đánh đập nhiều hơn được ăn cơm. Có khi không có nước để uống, tắm, giặt,… nên anh em tù binh đứng lên đấu tranh đòi quyền dân sinh, tạo nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chống đàn áp tù binh. Để phản đối sự đàn áp dã man của địch, tất cả tù binh đều tuyệt thực từ 03 đến 05 ngày là chuyện bình thường. Hàng trăm người nằm im như chết, lúc này chúng có đáp ứng nhưng không đáng kể.

Vượt lên những trận đòn, nhiều hình thức tra tấn man rợ, ông và đồng đội vẫn một lòng kiên trung với cách mạng. Anh em vẫn đấu tranh đến cùng, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng. Kẻ địch càng tra tấn dã man tàn bạo thì càng làm bừng lên khí phách kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng. Trong chốn lao tù tàn bạo của Mỹ - Ngụy, dù bị tra tấn dã man, ông vẫn luôn nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cách mạng, kiên cường, bất khuất, dũng cảm đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của địch. Các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù thành trường học cách mạng, động viên đồng đội giữ vững tinh thần chiến đấu.

Đến ngày 14/02/1973, ông được trao trả tù binh tại sân bay Lộc Ninh. Sau đó, được phân công tiếp tục công tác tại T15B Quân khu 9. Đến ngày 30/4/1975, ông về công tác tại C19 Quân khu 9. Tháng 6/1977, phục viên về với gia đình cho đến nay.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập197
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay41,595
  • Tháng hiện tại1,027,674
  • Tổng lượt truy cập34,613,319
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây