Vá lưới - nghề truyền thống của người dân xứ biển Gò Công

Thứ tư - 04/09/2024 03:08
Người dân xứ biển không nhớ rõ nghề vá lưới được hình thành từ khi nào, nhưng họ chỉ biết rằng nó đã xuất hiện từ rất lâu gắn với nghề đi biển của biết bao thế hệ cha ông ở xứ Gò Công.
Nghề vá lưới
Nghề vá lưới
Sau những chuyến biển, ghe tàu cập bến lên hàng, bên cạnh công việc tân trang lại phương tiện đánh bắt, sửa chữa lại ngư cụ thì chủ ghe cần những người thợ vá lưới gấp để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Thường thì người phụ nữ sẽ đảm nhận công việc này, họ xem đây như là cái nghiệp bởi vì người đàn ông quanh năm bám biển, nên họ được ví như “tiền tuyến”, còn “hậu phương” là những người phụ nữ chuyên cần làm nên những tấm lưới và công việc vá lưới.

Do tính chất công việc vá lưới đòi hỏi sự tỉ mĩ nên người phụ nữ phải khéo tay, cần mẫn như con ong xây tổ, đôi tay họ phải thoăn thoắt từng đường gân, mũi chỉ đến độ người xem không kịp nhận ra mũi chỉ đã được xiên như thế nào. Nghề vá lưới mới nhìn vào tưởng khó, chứ thật ra rất dễ, chỉ học vài ngày sẽ biết làm ngay. Những ai mới bắt tay vào làm thường không biết bắt đầu từ đâu, nhưng khi quen việc rồi thì nhìn sơ qua người vá lưới đã biết phải chọn loại chỉ nào cho phù hợp với giàn lưới và sẽ bắt đầu như thế nào. Nghề vá lưới dễ học, dễ làm nhưng muốn trở thành người giỏi trong nghề, để được chủ ghe gọi thường xuyên thì người vá lưới phải tinh mắt, tìm ra những lỗ rách dù là nhỏ nhất, do đó người vá phải tỉ mỉ, sắc sảo trong từng mũi vá. Thuận lợi là công việc nhẹ nhàng và người phụ nữ có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, kể cả lúc thời tiết mưa hay nắng. Nghề vá lưới chẳng có trường lớp nào dạy, chủ yếu là người biết hướng dẫn cho người chưa biết, nghề dạy nghề. Kinh nghiệm cho thấy lưới rách đến đâu phải vá đến đó, nếu để lâu miếng rách sẽ rách thêm cá lọt ra ngoài và chiếc lưới sẽ trở nên vô dụng. Vì thế ngư dân phải kiểm tra lưới hằng ngày, để lưới luôn đảm bảo tốt, sẵn sàng dùng được bất cứ lúc nào. 

Ngoài ra, để hoàn chỉnh một dàn lưới vây đánh bắt tuyến khơi thì cần khoảng 03 tấn lưới, khoảng 1,7 tấn chì, 500 khoen bằng đồng thau, 1.500 cái phao, trên 02 tấn dây và trên 1.000 m rường chì. Sau khi có nguyên liệu, chị em phụ nữ sẽ tiến hành đâu ráp các mành lưới thành một tấm lưới lớn có dạo khoảng 130 m, chiều dài trên 800 m. Khi hoàn thành phần lưới, những người đàn ông khoẻ mạnh tiến hành đâu, tóm phao, xỏ khoen, kẹp chì. Nhưng khâu quan trọng nhất của dàn lưới đó là đâu, ráp ban đầu sao cho độ chùng, độ giãn, độ mềm mại để khi cá vào vòng vây không quậy, không phá chui ra ngoài, mà ngoan ngoãn dựa theo mành lưới ở lại. Bên cạnh đó, khâu làm rường phao, kẹp chì cũng không kém phần quan trọng vì nó quyết định cho dàn lưới có độ nổi, độ chìm và độ căng vừa phải khi thả xuống biển, còn khoen tròn phải tinh tế cùng chiều để khi kéo lưới lên không bị vướng, bị kẹt dây. Một chuyến biển thành công được dựa trên nhiều yếu tố, như nguồn lợi trên biển, kỹ thuật và kinh nghiệm phán đoán luồng cá của tài công, những yếu tố này được cho là 60% thành công, còn lại 40% là kỹ thuật làm lưới ở nhà của chị em phụ nữ.

Nghề vá lưới phụ thuộc rất nhiều nghề đi biển, do vậy người dân làm nghề ai cũng mong sóng yên biển lặng, để ngư dân có cuộc sống ổn định. Dẫu không đi biển, không lênh đênh trên tàu cá như những ngư phủ nhưng nhiều người phụ nữ trên bờ lại miệt mài vá lưới để cho những tấm lưới rách lại lành, giúp cho những ghe, tàu tôm cá đầy khoang ngày cặp bến.

Lê Hồng Quân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm178
  • Hôm nay34,671
  • Tháng hiện tại867,064
  • Tổng lượt truy cập34,452,709
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây