Giữ gìn và phát huy truyền thống Làng nghề Dệt chiếu Long Định

Thứ hai - 07/10/2024 04:10
Xã Long Định nằm phía Tây Nam huyện Châu Thành với diện tích đất tự nhiên là 1.758,46 ha, có địa hình bằng phẳng và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông ngòi, đa số người dân sống bằng nghề làm nông, một số ít hộ sinh sống bằng thương mại dịch vụ, mua bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn xã có Làng nghề Dệt chiếu được hình cách nay gần 60 năm do cư dân vùng Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp và sản xuất tạo ra làng nghề được duy trì đến nay.
Làng nghề Dệt chiếu Long Định đang dệt chiếu thủ công (Nguồn: Công thông tin điện tử Tiền Giang).
Làng nghề Dệt chiếu Long Định đang dệt chiếu thủ công (Nguồn: Công thông tin điện tử Tiền Giang).
Làng nghề Dệt chiếu Long Định được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận vào ngày 21/10/2003, thời điểm này làng nghề có hơn 390 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu tham gia sản xuất chiếu (chủ yếu là người dân ở ấp Khu Phố Lương Minh Chánh, ấp Tây 1, ấp Kinh 2A và một số ấp của các xã giáp ranh), trong đó có một số người thợ nắm được bí quyết dệt truyền thống làm ra các sản phẩm đẹp, có giá trị, tạo nên danh tiếng của làng nghề.
 
Ngoài các sản phẩm truyền thống như chiếu trắng, chiếu in hoa (chiếu dệt xong mới in hoa văn) được sản xuất, tiêu thụ thường xuyên với giá thành sản phẩm tương đối ổn định, phù hợp với túi tiền của người dân nông thôn, một số hộ có nghệ nhân khéo tay còn dệt những đôi chiếu hoa thủ công (hay còn gọi là chiếu lẫy bằng cách đan nong mốt các sợi lác đã nhuộm màu trước) với giá thành khá cao vì phải tốn rất nhiều thời gian và sự tỉ mỉ của người thợ.
 
image003
Người dân Làng nghề Dệt chiếu Long Định dệt chiếu bằng máy (Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng).

Nghề dệt chiếu không quá nặng nhọc nhưng phải trải qua nhiều công đoạn từ cắt lác đến lựa chọn, phơi khô, nhuộm màu và dệt thành chiếu. Nguyên liệu lác phục vụ sản xuất chiếu chủ yếu được thương lái từ Long An, Đồng Tháp cung cấp. Thời điểm trước năm 2005 chủ yếu là sản xuất với quy mô hộ gia đình và dệt thủ công nên năng suất làm ra sản phẩm không nhiều. Qua đề xuất của làng nghề và địa phương, các hộ sản xuất chiếu được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư máy dệt chiếu bán tự động, từ đó năng suất tăng, tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân làng nghề.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chiếu trúc, chiếu nhựa, nệm với đa dạng các sản phẩm, tuy nhiên chiếu lác truyền thống vẫn được ưu chuộng. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, sản phẩm chiếu của làng nghề dệt chiếu Long Định còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
 
image005
Nguyên liệu chính để dệt nên những sản phẩm chiếu (Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng).

Ngày 05-01-2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch 03 về việc bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 - 2030, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các ngành nghề, làng nghề được bảo tồn và phát triển. Làng nghề Dệt chiếu Long Định được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền (hỗ trợ 48 máy se đay, 40 khung dệt) nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, ổn định đời sống nhân dân. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đã đưa Làng nghề Dệt chiếu Long Định vào một trong những địa điểm tham quan của tour du lịch sinh thái tỉnh, góp phần quảng bá thương hiệu truyền thống của làng nghề dệt chiếu Long Định và tạo thêm thu nhập cho người dân trong khu vực.

Nghề dệt chiếu ở Làng nghề Dệt chiếu Long Định đã từng có thời hưng thịnh, tuy nhiên hiện nay làng nghề gặp nhiều khó khăn, do hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình, chưa thành lập được Hợp tác xã nên đầu ra sản phẩm còn nhiều bấp bênh, người dân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất; nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ngày càng hạn hẹn, giá cả tăng do chi phí nhân công và vận chuyển xa (từ các tỉnh Long An, Đồng Tháp…); một số hộ gia đình chuyển sang các loại hình sản xuất, kinh doanh khác…

Hiện tại làng nghề vẫn còn nhiều thợ giỏi bám trụ và giữ được bí quyết dệt chiếu truyền thống, có thể tạo ra những sản phẩm đẹp, để giữ gìn và phát triển Làng nghề Dệt chiếu Long Định, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành liên quan cần phối hợp đầu tư phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; tiếp tục hỗ trợ để người dân làng nghề yên tâm sản xuất, không chỉ là kế sinh nhai của nhiều người, mà còn là làng nghề truyền thống của địa phương. Hy vọng rằng, Làng nghề Dệt chiếu Long Định sẽ được vực dậy trở lại thời kỳ hưng thịnh, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thanh Tùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm59
  • Khách viếng thăm244
  • Hôm nay42,955
  • Tháng hiện tại1,589,728
  • Tổng lượt truy cập39,959,104
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây