Phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh trên địa bàn huyện Cái Bè

Thứ năm - 09/05/2024 04:51
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thấm nhuần lời dạy đó, thời gian qua, việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh ở các trường học luôn được huyện quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục. Qua đó đã cung cấp cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về văn hoá truyền thống của quê hương, đất nước, địa phương, bồi dưỡng ý thức dân tộc và trân trọng các di sản văn hoá dân tộc; làm phong phú nội dung giáo dục lịch sử, văn hóa trong nhà trường, góp phần giáo dục tri thức và văn hoá cho học sinh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Hành trình về Địa Chỉ đỏ - Địa danh lịch sử cách mạng của BCH Đoàn xã Hậu Mỹ Bắc B
Hành trình về Địa Chỉ đỏ - Địa danh lịch sử cách mạng của BCH Đoàn xã Hậu Mỹ Bắc B
Những năm qua, cùng với việc dạy học sinh hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc, huyện đã chỉ đạo các trường đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cho học sinh bằng nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể như: tham gia các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, thắp nến tri ân nghĩa trang, viếng và thắp hương tại Phủ thờ Bác Hồ, thăm các khu di tích lịch tại địa phương. Tổ chức các chuyến hành trình đến địa chỉ đỏ: Viếng khu di tích Chiến thắng Cổ Cò; Khu di tích Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng; Khu di tích Chiến thắng Gạch Ruộng, Phủ thờ Bác Hồ ở xã Tân Hưng; Chiến thắng Đập Ông Tải, chiến thắng Á Rặt, Bia Căm thù cùng nhiều di tích khác trong và ngoài tỉnh. Hằng năm, có hơn 100 lượt và hơn 30.000 học sinh tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tham quan các khu di tích lịch sử trên địa bàn huyện.

Việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh không chỉ được nhà trường thực hiện dạy lồng ghép trong các môn học mà còn được thực hiện trong các buổi ngoại khóa của học sinh với hình thức: mời các cựu chiến binh, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân ngay tại địa phương để được nghe kể lại các sự kiện, các nhân vật lịch sử giúp cho các em hứng thú hơn trong học tập và ghi nhớ được lâu hơn.

Việc tổ chức các tiết học thực tế gắn với các di tích lịch sử của địa phương là một hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo hiệu ứng tốt cho học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Từ đó, các em biết trân trọng những giá trị truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, thiết thực hơn. Việc làm này là cần thiết và là một hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay, bởi nội dung giáo dục truyền thống được các trường thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng thông qua các di tích lịch sử. Thông qua những bài giảng của thầy, cô, việc được đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, được xem những bộ phim tư liệu về chiến tranh,... các em thấy rất tự hào về ý chí kiên cường của quân và dân ta trước “mưa bom bão đạn” của kẻ thù. Qua đó, các em cảm thấy phải có trách nhiệm hơn trong phấn đấu học tập, lao động để gìn giữ và phát huy hơn nữa truyền thống của quê hương, đất nước.

Để phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng chương trình giáo dục địa phương tập trung vào việc khám phá và hiểu biết về các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện. Tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại các di tích để học sinh có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương.
Thứ hai, xây dựng các chương trình phối hợp giữa trường học, gia đình, các cơ quan chức năng, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương để tuyền tuyền, bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử, văn hóa.

Thứ ba, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn và nâng cao nhận thức cho Tổng phụ trách Đội, giáo viên về việc phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh. Bổ sung các tài liệu, tài nguyên giáo dục phù hợp để giáo viên có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh.

Thứ tư, sử dụng công nghệ và phương tiện truyền thông để tạo ra các tài liệu, video, ứng dụng giáo dục liên quan đến các di tích lịch sử, văn hóa. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tăng cường nhận thức và quan tâm của cộng đồng địa phương đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích này.

Thứ năm, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các nhà khoa học thực hiện các dự án nghiên cứu về các di tích lịch sử, văn hóa để tìm ra những phương pháp mới trong công tác giáo dục và bảo tồn.

Tóm lại, việc giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong trường học, thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Có thể nói, công tác giáo dục truyền thống, lịch sử địa phương đã thực sự tạo động lực, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong học tập, lao động, biết vượt qua khó khăn, có ý chí và khát vọng phấn đấu để trở thành những công dân có ích, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Yến Diệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập287
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay75,847
  • Tháng hiện tại1,610,013
  • Tổng lượt truy cập42,405,992
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây