Thế kỷ

thế kỷ

Cùng tìm hiểu: Cái đẹp Mỹ Tho (Kỳ 2)

 18:23 03/03/2023

3. Mỹ Tho - cái nôi của nghệ thuật cải lương

Vào đầu thế kỷ XX, ở tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) đã xuất hiện một số ban đờn ca tài tử. Tiêu biểu là Ban đờn ca tài tử Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) ở Cái Thai (Cái Bè). Năm 1906, Ban đã được mời sang nước Pháp trình diễn tại cuộc đấu xảo được tổ chức ở thành phố cảng Mạc xây (Marseille). Khi sang Pháp trình diễn, Ban đờn ca tài tử có 16 người gồm một người phụ trách, tám tài tử nam, năm tài tử nữ và hai em nhỏ. Nhạc cụ gồm bảy đờn tranh, một đờn kìm, một đờn đoản, một đờn cò, một đờn bầu, một đờn tì bà, một đờn tam, một thanh la và một trống cái. Ban Tư Triều đi Pháp biểu diễn với các nhạc sĩ chính gồm: Tư Triều đờn kìm, Chín Hoán đờn độc huyền, Bảy Võ đờn cò, cô Hai Nhiễu (con ôngTư Triều) đờn tranh, còn cô Ba Đắc là tài tử ca. Sau khi về nước, nghệ nhân Tư Triều sáng tạo ra một loại hình diễn xướng mới là ca ra bộ với nghĩa là diễn viên vừa ca vừa ra điệu bộ phù hợp với lời ca. Theo nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật, ca ra bộ là tiền thân của nghệ thuật cải lương. Từ đó, Ban đờn ca tài tử Tư Triều trở thành Ba ca ra bộ Tư Triều, được mời đi biểu diễn khắp nơi ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn và Mỹ Tho.

Những vị đỗ đại khoa ở Tiền Giang trong nửa đầu thế kỷ XIX

 23:13 23/01/2023

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, người Tiền Giang đã phát huy truyền thống hiếu học và học giỏi của dân tộc đến mức cao nhất. Sách Đại Nam nhất thống chí  trong  mục “Phong tục của tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang) viết như sau: “Hạng tuấn tú chuyên việc sách đèn”. 
Cổng Đình Long Trung.

Lễ hội Kỳ Yên Đình Long Trung, nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cai Lậy

 05:17 16/12/2022

Đình Long Trung là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của người dân địa phương và thờ Thành Hoàng, những người có công khai hoang, lập làng. Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII gắn với lịch sử phát triển của Làng Mỹ Đông Trung, huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường (nay là xã Long Trung, huyện Cai Lậy). Đến khoảng sau nữa thế kỷ thứ XIX Đình mới được xây dựng khang trang như hiện nay.


Chiến dịch Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) trong sự đối sánh với Chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa

 07:13 05/01/2022

1) Về nguyên nhân xâm lược của giặc Xiêm và giặc Thanh

Giặc Xiêm trong chiến dịch Rạch Gầm - Xoài Mút (RG - XM) và giặc Thanh trong chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa (NH - ĐĐ) đều có ý đồ chiếm lấy nước ta. Từ thế kỷ XVII, bọn phong kiến Xiêm đã có tham vọng “Đông tiến”, xâm chiếm Chân Lạp (Campuchia), nhiều lần cho quân cướp phá Hà Tiên và một số nơi ven biển Tây Nam bộ của nước ta. Còn bọn phong kiến Thanh luôn ấp ủ mưu đồ bành trướng xuống phía Nam. Việc nhà Thanh xua quân xâm lược nước ta là hệ quả tất yếu của chính sách bành trướng, bá quyền nước lớn đã được hình thành từ rất sớm trong lịch sử Trung Quốc.

Ảnh: Tư liệu.

Nghệ thuật khảm sành sứ ở Tiền Giang

 01:57 20/12/2021

Xuất hiện đầu tiên ở Phú Xuân - Huế vào đầu thế kỷ XVIII[1] và sau đó, theo quá trình “Nam tiến” của dân tộc, loại hình nghệ thuật này được truyền vào Nam Bộ, trong đó có Mỹ Tho. Khảm sành sứ là loại hình nghệ thuật được tạo hình bằng cách đục chìm bề mặt cần trang trí theo những kiểu trang trí tạo hình nhất định, sau đó xử lý mặt phẳng bằng chất kết dính, rồi đặt mảnh sành sứ lên đó.

 

Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử - Kho tàng âm nhạc quý báu của vùng đất Nam bộ

 03:15 27/02/2014

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam bộ. Sự tồn tại hàng thế kỷ nay và sức lan tỏa mãnh liệt của loại hình này “bám rễ” sâu trong đời sống văn hóa cộng đồng là minh chứng hùng hồn nhất, xứng tầm để tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 

Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương  trả lời phỏng vấn báo chí

Để việc học tập và làm theo gương Bác trở thành thường xuyên, tự giác

 21:49 04/06/2013

Chỉ thị 03-CT/TW có nội dung rất quan trọng là làm sao đưa việc học tập làm theo gương Bác thành việc làm thường xuyên lan tỏa trong đời sống xã hội, trong toàn bộ hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Trao đổi với phóng viên, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, để làm được điều đó, mỗi cấp ủy, địa phương, đơn vị cần lựa chọn những nội dung càng cụ thể, thiết thực thì càng dễ làm.
Cù lao Rồng nhìn từ TP. Mỹ Tho  - Ảnh: H.P

Cù lao Rồng

 23:24 12/05/2013

Cù lao Rồng (còn gọi là cồn Tân Long) là một trong bốn cù lao trên sông Tiền được đặt tên theo bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng, được phù sa bồi đắp, thành hình từ cuối thế kỷ 18. Đây là một trong những thắng cảnh của đất Mỹ Tho (Tiền Giang), nhưng lịch sử của nó gắn liền với một quá khứ không vui: Vào đầu thế kỷ trước, đây là nơi dành cho những người bị bệnh phong.
Ảnh tư liệu

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 với Cách mạng Việt Nam

 00:42 07/12/2012

Cách đây 95 năm, ngày 7 tháng 11 năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công - một sự kiện của buổi đầu thế kỷ XX, nhưng âm hưởng của nó đã lan tỏa theo chiều dài thế kỷ.
Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập358
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm333
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,156,305
  • Tổng lượt truy cập34,741,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây