Nghệ thuật khảm sành sứ ở Tiền Giang

Thứ hai - 20/12/2021 01:57
Xuất hiện đầu tiên ở Phú Xuân - Huế vào đầu thế kỷ XVIII[1] và sau đó, theo quá trình “Nam tiến” của dân tộc, loại hình nghệ thuật này được truyền vào Nam Bộ, trong đó có Mỹ Tho. Khảm sành sứ là loại hình nghệ thuật được tạo hình bằng cách đục chìm bề mặt cần trang trí theo những kiểu trang trí tạo hình nhất định, sau đó xử lý mặt phẳng bằng chất kết dính, rồi đặt mảnh sành sứ lên đó.

 

Ảnh: Tư liệu.
Ảnh: Tư liệu.
Tại Tiền Giang, nghệ thuật khảm sành sứ được thể hiện tập trung tại hai cổng chùa Vĩnh Tràng (TP. Mỹ Tho). Điều đặc biệt ở chùa Vĩnh Tràng là hai cổng chùa không xây theo dạng thức cổng tam quan thường thấy ở các ngôi chùa cổ; mà được xây dựng theo lối cổ lầu với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ. Từ màu sắc của các loại sành sứ, những nghệ nhân xưa đã khéo léo xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời,… với sự hòa sắc tuyệt vời như tranh vẽ. Các bức thủ quyển mềm mại ghi những câu Phật hiệu bằng nét chữ điêu luyện: Trấn tịnh sơn môn, Quảng đại nguyện môn, Tịnh độ huyền môn,… Những tác phẩm nghệ thuật đó cho thấy tay nghề điêu luyện của những nghệ nhân tài hoa thưở xưa. Các nghệ nhân đã sử dụng các mảnh vở của các bình gốm sứ, chén, dĩa,… để tạo hình. Chất liệu để khảm phần lớn là gốm Cây Mai (Chợ Lớn), Biên Hòa và Lái Thiêu (Việt Nam), chỉ có một ít gốm Trung Hoa nhằm làm cho nội dung khảm thêm phong phú, đa dạng.
 
Điều đáng ca ngợi nghệ nhân khảm sành sứ ở cổng chùa Vĩnh Tràng là thực hiện một cách hoàn hảo công đoạn khó nhất và cầu kỳ nhất là công đoạn khảm ghép các mảnh sành sứ lên các cột, trần, mái, tượng, đầu đao, kể cả những chi tiết rất nhỏ,… Bằng con mắt nghệ thuật, trí óc và bàn tay khéo léo, người nghệ nhân chính là chủ thể thổi sức sống vào các mảnh sành sứ để từ đó toát lên vẻ rực rỡ vào ban ngày và lung linh vào ban đêm. Kỹ thuật cắt gọt các mảnh sành sứ cũng rất công phu, nghệ nhân phải cắt làm sao cho khéo để mỗi miếng nguyên liệu khi được gắn lên vừa khít với nhau, không bị lộ mạch vữa, lại phải đảm bảo yếu tố tạo hình tổng thể.

Có thể nói, loại hình nghệ thuật này với chất liệu sành sứ đã tạo nên những tác phẩm tạo hình độc đáo, “vừa hồn hậu, bình dị, chân chất; vừa cao sang, lộng lẫy[2], vừa tuyệt đẹp vừa bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết và bền chắc theo thời gian.


[1] Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa thông tin, tr. 145-146.

[2] Phan Thanh Bình (2010), Khảm sành sứ - một điểm nổi của di sản văn hóa Huế, Tạp chí Di sản văn hóa vật thể Huế, số 3 (32), 2010, tr. 95.

Nguyễn Phúc Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập401
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm364
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,645,688
  • Tổng lượt truy cập40,015,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây