Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 với Cách mạng Việt Nam

Thứ sáu - 07/12/2012 00:42

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu
Cách đây 95 năm, ngày 7 tháng 11 năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công - một sự kiện của buổi đầu thế kỷ XX, nhưng âm hưởng của nó đã lan tỏa theo chiều dài thế kỷ.
Thực tế lịch sử còn ghi lại, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, loài người trải qua một thời kỳ đầy biến động. Các nước tư bản lớn như Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga… đang chuyển nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ở các nước này, giai cấp tư sản độc quyền đã thống trị hoàn toàn hoặc ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống chính trị, kinh tế của đất nước. Ách thống trị của chúng ngày càng đè nặng lên các tầng lớp lao động và những cái vòi bạch tuộc của chúng đã không ngừng vươn ra ngoài biên giới lãnh thổ như bủa lưới bao trùm cả hành tinh. Những cái vòi ấy lại tranh giành nhau các nước thuộc địa để “hút máu” làm giàu cho chính quốc, làm cho các cuộc chiến tranh thuộc địa diễn ra dồn dập, cả thế giới đắm chìm trong cướp bóc, chém giết, đầy rẫy áp bức, bóc lột và bất công, tủi nhục.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh đã làm phơi bày rõ rệt hơn bao giờ hết bản chất thật sự của các trào lưu tư tưởng - chính trị trong phong trào công nhân. Lúc bấy giờ gần như hầu hết các đảng xã hội - dân chủ đều đi theo đường lối thỏa hiệp, hợp tác giai cấp ủng hộ cuộc chiến tranh đế quốc của giai cấp tư sản. Ngược lại, Đảng bônsêvích Nga do V.I.Lênin đứng đầu đã theo đuổi một lập trường hoàn toàn khác là trung thành với đường lối cách mạng của mình, vận dụng sáng tạo lý luận của C.Mác, lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giành thắng lợi cho giai cấp vô sản theo khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi có ảnh hưởng đến trào lưu cách mạng thế giới. Mặc dù lúc này ở các nước thuộc địa, phong trào giải phóng dân tộc cũng đang ở trong tình trạng lúng túng, khó khăn, nhiều xu hướng, nhiều màu sắc đã xuất hiện. Tuy chiến đấu anh dũng, nhưng chưa có phong trào giải phóng dân tộc nào giành được thắng lợi.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa lịch sử nước Nga sang một chương mới. Chế độ Sa hoàng chuyên chế và ách thống trị của các giai cấp địa chủ, tư sản bị lật đổ. Nước Nga trở thành một nước cộng hòa của người lao động.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, nó “đã xua tan bóng tối” và “chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người”. “Cách mạng tháng Mười thắng lợi đã chứng minh tính chất đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, nó đã mở đường đi đến thắng lợi mới của giai cấp công nhân trong cuộc sống xã hội, trên cơ sở lòng trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin”. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại đã chỉ ra cho nhân dân Việt Nam con đường giải phóng dân tộc. Và có thể nói, như cố Tổng Bí thư Trường Chinh là, không có cuộc cách mạng nào giành thắng lợi sau cách mạng tháng Mười Nga “mà lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của cách mạng tháng Mười”.
Ở Việt Nam, trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc bị đắm chìm trong đêm tối nô lệ, những quyền lợi của dân tộc bị thực dân Pháp chà đạp và chúng đã xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trước tình hình đó, nhiều phong trào cứu nước liên tiếp nổ ra và bị thất bại, bị đàn áp.
Sang đầu thế kỷ XX, nhiều nhà trí thức yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước, trong đó có Nguyễn Ái Quốc. Trong những năm bôn ba nước ngoài, Người nghiên cứu cách mạng tư sản Mỹ và Pháp nhưng Người cho đó là những cuộc cách mạng không đến nơi đến chốn. Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công. Lúc này Người để tâm nghiên cứu về cuộc cách mạng này và sau đó Người quyết định đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập. Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và từ đó đến nay đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn như lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc suốt 30 năm, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào như ngày hôm nay.
Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh đề cập đến trong nhiều bài viết, bài nói, điện mừng như: “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải thống nhất” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12); năm 1954, trong một bữa tiệc do Đại sứ quán Liên Xô tổ chức, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sau đó là quân đội anh dũng Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản, đã giúp cho cách mạng tháng Tám của Việt Nam thắng lợi, nhân dân Việt Nam mới thoát khỏi ách nô lệ thuộc địa và thành lập chế độ dân chủ cộng hòa” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7); năm 1955, nhân chuyến thăm Liên Xô, Hồ Chí Minh đã nói: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại đã chỉ cho nhân dân Việt Nam con đường để giải phóng dân tộc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa to lớn đối cách mạng nước ta. Người đã thể hiện một cách cô đọng, súc tích truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc: “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và cách mạng tháng Mười”(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12).
Mặc dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô do cách mạng tháng Mười Nga đem lại bị sụp đổ, nhưng những kinh nghiệm thành công của cách mạng tháng Mười đều là những kinh nghiệm vô giá cho phong trào cách mạng thế giới nói chung và đối với cách mạng Việt Nam nói riêng. Để tiếp tục phát triển, tiến lên theo con đường của cách mạng tháng Mười và mục tiêu đã lựa chọn, nhân dân Việt Nam quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XI đã đề ra.

Nguyễn Văn Hải - Trường Chính trị Tiền Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm193
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,649,771
  • Tổng lượt truy cập40,019,147
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây