Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Thứ năm - 14/03/2024 10:02
Trong năm 2023, với sự đồng hành, chung tay của các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh, công tác chăm lo hộ nghèo, khó khăn vươn lên trong cuộc sống của tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trồng màu dưới chân ruộng giúp hộ nghèo tăng thu nhập đời sống.
Trồng màu dưới chân ruộng giúp hộ nghèo tăng thu nhập đời sống.
Qua tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 của các huyện, thị xã, thành phố; hiện nay toàn tỉnh còn 4.925 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,97% (giảm 0,3%, vượt chỉ tiêu đề ra). Thông qua công tác vận động Quỹ "Vì người nghèo" cùng các chương trình an sinh xã hội của tỉnh, tỉnh Tiền Giang triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần hỗ trợ người nghèo có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện vận động Quỹ "Vì người nghèo"và các chương trình an sinh xã hội để hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh, năm 2023, toàn tỉnh huy động được 47,22 tỷ đồng, trong đó có 27,62 tỷ đồng của chương trình an sinh xã hội cùng 19,6 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo”. Từ đó, các ngành, các cấp trong tỉnh đã chi xây dựng 272 căn nhà đại đoàn kết và sửa chữa 54 căn nhà cho người nghèo với tổng kinh phí là 14,2 tỷ đồng. Hệ thống các ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân cho 18.890 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn với tổng số tiền hơn 587,476 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay đã hỗ trợ tạo việc làm cho 3.532 lao động, 52 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, 11.100 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng và 940 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để tiếp tục đi học. Trong năm 2023, đã có 90.579 người được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, gồm người nghèo, người cận nghèo, người trong hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp, người sinh sống xã đảo.

Một số điển hình về thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ chính sách tín dụng như hộ ông Phan Bá Duy ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè thoát diện hộ nghèo nhờ vốn vay 30 triệu đồng chăm sóc vườn sầu riêng cùng 20 triệu đồng cho sinh viên vay học đại học. Gia đình bà Phan Thị Mai ở ấp Mỹ Phú, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, trước đây là hộ nghèo, kinh tế khó khăn, từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng để trồng khóm (dứa), thuê đất trồng sen, gia đình bà đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo...Từ nguồn vốn hỗ trợ của chính sách tín dụng, nhiều mô hình, dự án làm ăn hiệu quả được phát triển trên địa bàn tỉnh như mô hình đan lát ở xã Thân Cửu Nghĩa, dệt chiếu ở xã Long Định, cải tạo vườn cây ăn trái ở xã Vĩnh Kim, xã Bàn Long, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành; mô hình nuôi gà, chim cút, cá ở các xã Lương Hòa Lạc, Phú Kiết thuộc huyện Chợ Gạo…

Tại thị xã Gò Công, địa phương điển hình trong công tác giảm nghèo đạt hiệu quả, Ủy ban nhân dân thị xã Gò Công đề ra nhiều kế hoạch, phương án quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, để đạt tỷ lệ bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ nghèo chung của toàn tỉnh. Năm 2023, thị xã có 168 hộ thoát nghèo đạt 420% so với kế hoạch; còn lại 118 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,43%, giảm 0,61%, thấp hơn tỷ lệ nghèo chung của tình là 0,67%. Để thực hiện đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo; thị xã đã tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như sau: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo theo Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, thực hiện dự án hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Trong năm, đã phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (Dự án 2 và Tiểu dự án 1, Dự án 3) là 2 tỷ 912 triệu cho 6 xã thực hiện dự án cho vay, thu hồi vốn 30% trên địa bàn 06 xã, hỗ trợ cho trên 150 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo thực hiện mô hình chăn nuôi bò và chăn nuôi dê sinh sản. Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân nguồn vốn cho vay thực hiện 1.346 dự án giải quyết việc làm cho hộ gia đình, giải ngân gần 64 tỷ đồng, giúp cho trên 4.000 lao động sử dụng vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán. Các ngành chức năng phối hợp tổ chức hội thảo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, phát triển mô hình giảm nghèo, động viên giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, tích cực chăn nuôi thực hiện có hiệu quả từ mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Năm 2024, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của Tiền Giang theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ xuống còn 0,87% so với số hộ toàn tỉnh (giảm khoảng 490 hộ nghèo, tương đương giảm tỷ lệ 0,1%). Do đó, các ngành, các cấp trong tỉnh tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo về tín dụng ưu đãi, y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, trợ giúp pháp lý, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ sinh kế… dùng các chính sách làm đòn bẩy, thúc đẩy việc giảm nghèo, tạo điều kiện để các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; đồng thời, thực hiện tốt các Dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoan 2021-2025. Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn Trung ương phân bổ để thực hiện Chương trình năm 2024.

Phùng Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay41,646
  • Tháng hiện tại1,027,725
  • Tổng lượt truy cập34,613,370
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây