Nữ y tá một lòng hướng về Đảng

Thứ năm - 28/03/2024 08:42
Bà Ngô Thị Châu, sinh năm 1950, hiện cư ngụ tại ấp Mỹ Lợi, xã Phước Lập, huyện Tân Phước. Nhắc về những năm tháng tham gia cách mạng, bị địch bắt, giam cầm, bà Châu kể lại:
Năm 18 tuổi, bà là hội viên phụ nữ cùng một số người dân ở địa phương tình nguyện tham gia hoạt động cách mạng. Đầu năm 1969, đồng chí Võ Văn Thương - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mỹ Phước giới thiệu kết nạp bà vào Đảng và cử đi học lớp y tá ở căn cứ chùa Thầy Lơ (Ấp Bắc, Cai Lậy). Do bà chỉ học hết lớp 3 nên trong lúc học bà gặp nhiều khó khăn, để học được và nhớ tên từng loại thuốc, bà phải phiên âm từ tiếng Anh sang tiếng Việt để biết đó là loại thuốc dùng để uống hay để tiêm cho bệnh nhân, bà viết công dụng lên từng loại và cẩn thận sắp xếp ngăn nắp vào thùng. Khi ấy, thuốc được đựng trong thùng súng và thùng đạn.

Bà học được một tháng thì bị bắt ngay trong hầm ở phía sau Trạm y tế xã Mỹ Phước cũ, lúc này trong hầm có bà và hai người bạn cùng theo học. Sau khi bị bắt, bọn chúng giam bà ở phòng số 13 - Khám đường Mỹ Tho, bị đánh đập, tra tấn rất tàn bạo. Bà kể: “Trong phòng giam, ngoài tôi còn có rất đông người giống như kiến ở trong ổ, nơi ngủ là giường tầng nằm không thể nhúc nhích được, nếu đứng dậy là mất chỗ. Sau mỗi lần tra tấn, đánh đập tụi nó dùng xà bông, nước mắm để dội lên người, roi điện để chích vào người”.

Một ngày trong phòng giam, tù nhân nữ được cung cấp 03 lít nước để sinh hoạt và 03 bữa ăn chủ yếu là cơm gạo lứt. Buổi sáng, chúng cho ăn cháo trắng với đường, muối tiêu. Cháo đựng trong “khạp da bò”, có hai người gánh đem đến và múc đưa vào phòng giam. Những ngày rằm, ba mươi, bọn chúng cho ăn cơm chay, tương hột, có khi ăn không hết, chị em đem phơi khô, nhưng phơi lén, nếu bị bắt gặp mang cơm đi phơi khô là bọn chúng đánh chết, vì chúng cho rằng: “Phơi cơm khô là để vượt ngục”.

Bà kể lúc mới vô, ngồi ăn cơm mà nước mắt cứ chảy ròng ròng. Trong lúc đó, quê nhà anh trai thứ hai bị lính Mỹ bắn chết, nên trong tháng đầu tiên bị giam giữ người nhà không một ai đến thăm, sang tháng thứ hai mới có người nhà đến thăm và cho biết tin buồn. Mặc dù ở chốn lao tù nhưng tổ chức Đảng vẫn bí mật hoạt động, bà cùng các đồng chí trong chi bộ sinh hoạt định kỳ một tháng một lần cho đến ngày được trả tự do, nhờ vậy bà và đồng đội mới có thể biết được thông tin ở bên ngoài.

Trong khi đồng chí Tám Đực cùng đơn vị truyền thư cho bà thì bị bọn Tư pháp phát hiện, bọn chúng bắt bà đi xà lim bốn ngày, bị tra tấn, hành hạ dã man.

Trải qua nhiều lần bị bọn địch tra tấn, hành hạ dã man nhưng với sự kiên quyết, bọn chúng không khai thác được gì nên bà được trả tự do. Bà nói: “Ngày Bác Hồ mất là ngày tôi được trả tự do”. Khi về đến quê nhà, bà về thẳng Trạm Y tế xã Mỹ Phước tiếp tục theo học lớp y tá do Dân y huyện mở. Khi học xong, ở xã Mỹ Phước có duy nhất bà là nữ nên đồng chí Võ Văn Thương gửi về huyện công tác. Năm 1973, Phòng Y tế huyện chuyển bà về làm việc ở Trạm y tế xã.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, mặc dù bị quân thù tra tấn dã man nhưng người thương binh 25% vẫn kiên cường, một lòng với cách mạng. Hiện tại tuổi cao, sức khỏe có phần suy giảm, nhưng khi nhìn lại Kỷ niệm chương tù chính trị và Huy chương kháng chiến hạng nhất, đó là động lực giúp bà kiên cường, mạnh mẽ hơn để vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập494
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm469
  • Hôm nay107,010
  • Tháng hiện tại547,922
  • Tổng lượt truy cập34,133,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây