Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Thành Trung (1922 - 1961)

Thứ hai - 13/01/2025 03:50
Đồng chí Phạm Thành Trung, tên khai sinh là Phạm Văn Đua, sinh năm 1922 tại làng Mỹ Thiện, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Thiện Trung, huyện Cái Bè) trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước.
Mộ của đồng chí Phạm Thành Trung và 03 đồngchí khác tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo).
Mộ của đồng chí Phạm Thành Trung và 03 đồngchí khác tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo).
Đồng chí tham gia cách mạng trước tháng 8-1945. Khi Pháp đánh chiếm lại Cái Bè, đóng đồn tới xã Mỹ Thiện (10-1945), đồng chí gia nhập lực lượng tự vệ xã Mỹ Thiện rồi lên Quốc vệ đội Cái Bè (bộ đội địa phương huyện). Năm 1946, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Từ năm 1947-1952, đồng chí được tăng cường cho xã, với nhiệm vụ: Xã đội trưởng, Trưởng Công an xã, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã Mỹ Thiện. Giữa năm 1952, với cương vị là Huyện ủy viên huyện Cái Bè, Chính trị viên phó Huyện đội, ông đã cùng với Huyện ủy lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích ở huyện Cái Bè phát triển mạnh mẽ, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau Hiệp định Genève (7-1954), đồng chí được bố trí ở lại miền Nam, là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Cái Bè. Tháng 01-1955, đồng chí là Bí thư Huyện ủy Cái Bè, đến tháng 5-1958 là Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Mỹ Tho, Bí thư Huyện ủy Cái Bè. Với trọng trách này, đồng chí đã bám sát cơ sở và địa bàn, chỉ đạo phong trào đấu tranh của nhân dân trong tình hình mới đầy khó khăn và thử thách. Nhờ thế, phong trào cách mạng ở Cái Bè được giữ vững trước sự khủng bố khốc liệt của chính quyền Sài Gòn.

Tối ngày 29-7-1958, trên đường đi công tác từ xã Hậu Mỹ lên xã Mỹ Đức Tây, đồng chí đã bị địch phục kích bắt đưa về giam tại An Hữu (quận Giáo Đức, nay thuộc huyện Cái Bè), sau đó đưa về quận Cái Bè giam và tra tấn suốt 15 ngày đêm nhưng không khai thác được gì. Sau đó, đồng chí bị giải về trại giam Mỹ Tho. Tại đây, đồng chí tiếp tục bị tra tấn và giam cầm 05 tháng. Trong thời gian bị giam cầm, đồng chí luôn nêu cao khí tiết của người chiến sĩ công cộng sản, đã cùng tập thể tù chính trị đấu tranh không thực hiện nội quy của nhà tù, không tố cộng, không chào cờ chính quyền Sài Gòn, không tuyên bố ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Tháng 3-1959, đồng chí bị đưa về Tổng nha cảnh sát ở Sài Gòn. Tại đây, đồng chí vẫn bị hành hạ cực hình; rồi đưa sang nhà lao Phú Lợi. Lúc này, sức khỏe của đồng chí rất yếu do bị địch tra tấn dã man, làm hư một con mắt, tai bị điếc.

Ngày 01-7-1959, đồng chí bị địch đưa ra Côn Đảo giam cầm. Ở chốn “địa ngục trần gian” này, đồng chí bị giam ở Lao I (Trại I, trại Cộng sản - đây là nơi giam giữ tù chính trị đấu tranh chống ly khai đảng cộng sản) và được Đảng ủy Nhà lao phân công nằm trong Ban Lãnh đạo đấu tranh chống “ly khai”. Ở tại Lao I, đồng chí là hạt nhân đoàn kết nội bộ, được tổ chức và tập thể tin yêu, vì đồng chí luôn thể hiện là một cán bộ gương mẫu kiên trung, bất khuất, lúc nào cũng tỏ ra xứng đáng là người lãnh đạo, chỉ huy mặt trận chống ly khai, từ đó, động viên được tinh thần của đồng chí, đồng đội, làm tăng thêm sức mạnh “đoàn kết và dũng cảm” đấu tranh với bọn giám ngục, cai tù ác ôn.

Trước thủ đoạn vừa tra trấn dã man vừa dụ dỗ, mua chuộc của địch, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cộng sản, một mực trung thành với lý tưởng cách mạng. Trong khuôn khổ của cái gọi là chiến dịch Bác Ái II, sáng ngày 27-3-1961, bọn giám ngục ở Côn Đảo buộc đồng chí và các tù chính trị ở Lao I phải tự viết bản xác nhận lý do không “ly khai”. Trước sự o ép, đe dọa của địch, ông đã dũng cảm viết bản xác định lập trường của mình như sau:

“Côn Sơn, ngày 27/3/1961. Tôi ký tên dưới đây là Phạm Thành Trung, 39 tuổi, sanh quán tại làng Mỹ Thiện, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho. Làm giấy xác định lập trường như sau: Tôi không thể ly khai Bác và Đảng Cộng sản được. Tôi không biết quốc gia là gì, vì vậy mà tôi không ly khai”.

Không lung lay được ý chí của người đảng viên cộng sản kiên trung, bất khuất, vào buổi tối cùng ngày, đồng chí bị bọn cai ngục đánh đập cho đến chết. Thi hài của đồng chí cùng với 03 đồng chí khác bị địch vùi chung vào một hố ở nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo.

Đồng chí đã anh dũng hy sinh khi vừa 39 tuổi, đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhì. Ngày 09-10-2014, đồng chí vinh dự được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên của đồng chí được đặt tên trường trung học phổ thông ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập512
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm497
  • Hôm nay91,372
  • Tháng hiện tại1,178,293
  • Tổng lượt truy cập44,992,998
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây