Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Danh (1916 - 1988)

Thứ hai - 30/12/2024 20:11
Đồng chí Trần Văn Danh, tên hoạt động cách mạng là Trần Hữu Danh, bí danh Năm Ông, sinh năm 1916 tại làng Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Danh (1916 - 1988)
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Danh (1916 - 1988)
 Năm 1934, đồng chí tham gia cách mạng. Năm 1935, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và đày đi Côn Đảo do việc đánh cướp súng ủng hộ cách mạng từ quân Pháp. Năm 1941, đồng chí được trả tự do và tiếp tục hoạt động. Năm 1942, đồng chí là Đoàn trưởng thanh niên xã Long Hưng. Năm 1945, đồng chí được điều động lên tỉnh, phụ trách Tiểu đội trưởng dân quân cách mạng của tỉnh. Năm 1946, đồng chí phụ trách Đội an ninh có nhiệm vụ phá thế kềm kẹp của địch. Năm 1947, đồng chí là cán bộ của Đại đội dân quân tỉnh. Năm 1948, đồng chí được đề bạt là đại đội trưởng. Năm 1952, đồng chí đảm nhiệm chức vụ Huyện đội trưởng Huyện đội Châu Thành.

Sau khi Hiệp định Genève (tháng 7-1954) được ký kết, đồng chí được phân công ở lại miền Nam hoạt động. Năm 1955, đồng chí là cán bộ phụ trách căn cứ Tỉnh ủy Mỹ Tho. Năm 1956, đồng chí là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bình Xuyên rồi phụ trách Đội vũ trang tuyên truyền của tỉnh. Năm 1960, đồng chí là Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Quân sự tỉnh. Từ năm 1967, đồng chí lần lượt giữ các chức vụ Tỉnh đội phó Tỉnh đội Mỹ Tho, Thị đội trưởng Thị đội Mỹ Tho, Phó Bí thư Thị ủy Mỹ Tho. Tháng 6-1969, đồng chí được cử đi học lớp Tỉnh đội trưởng cấp  Trung đoàn trưởng tại Bộ Chỉ huy quân sự Miền. Tháng 7-1970, đồng chí là Chính trị viên Tỉnh đội Mỹ Tho, cấp Trung đoàn trưởng. Từ tháng 02-1975 đến ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975), đồng chí được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, phụ trách Chính trị viên Tỉnh đội Mỹ Tho. 

Trong cuộc đời chiến đấu của mình, đồng chí đã tham gia trên 200 trận đánh lớn, nhỏ ở nhiều mặt trận khác nhau từ đấu tranh chính trị đến chiến đấu trên các chiến trường xung yếu của tỉnh. Ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tham gia đánh thắng nhiều trận lớn như: trận Giồng Dứa, trận đánh cắt giao thông trên lộ Đông Hòa - Vĩnh Kim, trận phục kích trên sông Bà Rài, trận diệt đồn Kênh Xáng Long Định, trận phục kích trên sông Ba Rài; trận diệt đồn Kênh Xáng Long Định, trận phục kích tiêu diệt tên Quận trưởng Châu Thành Nguyễn Trung Long khét tiếng tàn ác,… thu hàng trăm vũ khí, đạn dược. Đồng thời, ông còn trực tiếp chỉ huy trên 120 trận đánh bức rút đồn bót, như trận chiếm các bót Tân Lý Đông, Phước Thạnh (huyện Châu Thành) và Cả Rắn (huyện Cai Lậy); trận diệt tên cảnh sát Diệu ác ôn ở Phú Nhuận (Cai Lậy); trận đánh bọn dân vệ ở xã Mỹ Phước Tây, bắt sống tên xã trưởng (huyện Cai Lậy); chỉ huy giải phóng một vùng của Mỹ Tho từ lộ Vĩnh Kim lên tới lộ Ba Dừa (Vùng 20 tháng 7).

Sau ngày 30-4-1975, đồng chí tiếp tục công tác. Năm 1977, đồng chí được bầu làm Tỉnh ủy viên, Trưởng ty Hải sản tỉnh Tiền Giang. Năm 1985, đồng chí được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu trí theo chế độ. Tháng 01-1988, do bị bệnh nặng, đồng chí từ trần.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí được khen thưởng 14 Huân chương các loại và nhiều bằng khen, giấy khen. Ngày 23-02-2010, đồng chí được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập383
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm363
  • Hôm nay81,699
  • Tháng hiện tại414,436
  • Tổng lượt truy cập44,229,141
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây