Gò Công Đông: Kết quả 10 năm thực hiện Đề án an ninh lương thực quốc gia

Thứ năm - 30/05/2019 11:09
Với những chủ trương, chính sách cụ thể đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, sản lượng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thực hiện Kết luận 53-KL/TW ngày 05/8/2009 của Bộ Chính trị về Đề án An ninh lương thực quốc gia, qua 10 năm triển khai thực hiện, huyện Gò Công Đông đã đạt được một số kết quả tích cực.
Thu hoạch lúa
Thu hoạch lúa
Tổng diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện đến năm 2018 là 30.842 ha, giảm 2.526 ha so với năm 2009, tuy nhiên nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất đã tăng 9,58 tạ/ha so với năm 2009 (bình quân 5,9 tấn/ha/vụ), sản lượng tăng 9.837 tấn (bình quân 174.113 tấn/năm). Việc đầu tư phát triển vùng sản xuất màu chuyên canh tập trung ở các xã Bình Nghị, Tân Đông, Tân Tây, Tân Thành, Tân Điền… theo hướng xây dựng các chuỗi rau an toàn, tăng cường liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ. Diện tích gieo trồng màu thực phẩm 10.350 ha (tăng 3.100 ha so năm 2009), sản lượng thu hoạch bình quân 176.000 tấn/năm (tăng 90.000 tấn so với năm 2009). Toàn huyện hiện có 23 ha rau màu đã được chứng nhận VietGAP. Nhìn chung, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây màu luân canh với cây lúa giúp gia tăng lợi nhuận từ 3,7 - 5,8 lần so với lúa. Đất trồng cây lâu năm hiện nay là 2.171 ha, phân bố nhiều trên địa bàn các xã Kiểng Phước, Tân Đông, Bình Ân, Bình Nghị, Phước Trung, Tân Thành. Trong đó đất trồng cây ăn trái khoảng 1.337 ha, sản lượng 34.331 tấn. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như đầu tư công chăm sóc nên chất lượng và sản lượng các loại cây ăn trái ngày càng tăng lên.
 
Thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”, trong năm 2018 thực hiện với diện tích cắt vụ là 693,34 ha (cắt vụ Thu Đông) chủ yếu tại xã Tân Điền gồm luân canh màu trên nền đất lúa được 33,98 ha, chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác được 358,72 ha (chủ yếu hoa màu, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và cây thanh long). Việc liên kết sản xuất cánh đồng lớn đi vào thực chất, hiệu quả và bền vững.
 
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hàng năm huyện đều triển khai thực hiện các mô hình trình diễn. Các tiến bộ kỹ thuật đang áp dụng: mô hình "Sản xuất lúa ứng dụng công nghệ 4.0", “1 phải, 5 giảm và công nghệ sinh thái”; mô hình tưới ngập khô xen kẽ; sử dụng nấm xanh Ometar để quản lý rầy nâu hại lúa, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa; bón phân theo nguyên tắc “4 đúng” áp dụng trên cây lúa, mô hình trồng thanh long leo giàn; ứng dụng đệm lót sinh học, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; ứng dụng thiết bị tiên tiến trong khai thác trên tàu khai thác xa bờ... Qua tuyên truyền vận động, đến nay tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa xác nhận đạt khoảng 90% trên tổng diện tích sản xuất lúa, tăng 50% so với năm 2009, trong đó lúa thơm và lúa chất lượng cao chiếm trên 97%, tăng 44% so với năm 2008. Lượng giống sử dụng trong gieo sạ giảm từ 200 - 210 kg/ha hiện còn khoảng 120 - 150 kg/ha; đã có 6.845 ha thực hiện giảm giống, giảm giá thành thông qua sạ hàng và cấy.
 
Việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch đến nay đạt 100%. Toàn huyện có 600 máy làm đất, 90 nông cụ sạ hàng, 06 máy phun giống, 8.500 máy phun thuốc BVTV, 25 máy sấy lúa, 185 máy gặt đập liên hợp, 05 máy cấy, 20 máy cuốn rơm. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện có 288 tuyến kênh với tổng chiều dài 517.025 m, được tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả, đảm bảo phục vụ cho 100% diện tích sản xuất.
 
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, ngư nghiệp không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn đem lại hiệu quả về xã hội và môi trường cho người dân nông thôn. Nhờ đó đã giúp hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân thêm từ 1,6 - 3,0 triệu/ha. Cơ cấu giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao đã được nông dân quan tâm hơn. Việc ứng dụng các biện pháp canh tác tiến bộ để tăng sản lượng, chất lượng nông sản ngày càng được mở rộng.
 
Nhìn chung, tình hình sản xuất lương thực trên địa bàn huyện đã được cải thiện liên tục, từ đó góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả hơn nữa Đề án an ninh lương thực quốc gia, trong thời gian tới huyện cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
 
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu, rộng cho người dân biết về tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất; các chủ trương, chính sách của Nhà nước về tổ chức sản xuất trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất; ổn định diện tích đất canh tác lúa hiệu quả.
 
Tiếp tục thực hiện nghiêm kế hoạch hành động thực hiện “Đề án cắt vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Gò Công Đông đến năm 2025”. Theo đó, tiếp tục bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ, giảm diện tích gieo trồng lúa đối với những vùng có nguy cơ thiếu nước cuối nguồn bị thiệt hại hàng năm, nhất là ở các xã Tân Phước, Kiểng Phước, Phước Trung, Tân Điền, Tân Thành, Gia Thuận, Tăng Hòa.
 
Tích cực tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn tham gia các dự án hỗ trợ chuyển đổi sản xuất nhằm từng bước thay đổi tập quán canh tác, vừa được hỗ trợ về vốn, khoa học, kỹ thuật và thị trường đầu ra sản phẩm.
 
Huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn; nâng chất các mô hình liên kết trong sản xuất lúa hiện có nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa; chủ động mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết trong các lĩnh vực sản xuất, củng cố các tổ hợp tác, hợp tác xã, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân biết về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia sản xuất cánh đồng lớn... Tổ chức tốt sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kịp thời nhân rộng các mô hình sản xuất đã được đánh giá có hiệu quả.

Lê Hồng Quân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập456
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm435
  • Hôm nay44,661
  • Tháng hiện tại1,177,308
  • Tổng lượt truy cập34,762,953
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây