Tiền Giang: Cần bảo tồn và mở rộng khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Thứ hai - 25/09/2023 05:59
Vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang trước đây là một vùng đất phèn nên khó sản xuất lúa, trồng cây ăn trái như những vùng đất khác trên địa bàn tỉnh. Chỉ có Năng, Lát, Tràm… là những cây có độ chịu phèn cao mới tồn tại.
Vào những năm 1980, tỉnh Tiền Giang tiến hành khai hoang vùng Đồng Tháp Mười hình thành một vùng đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây khóm, cây lúa rộng lớn phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đã đạt được nhiều kết quả, từ vùng đất kém hiệu quả đã được đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả, người dân các nơi bắt đầu vào canh tác, sản xuất. Tuy nhiên tỉnh cũng đánh giá, khi môi trường sống của các loài thực vật bản địa (thực vật có: năng, lát, tràm, săn máu… động vật: cò trắng, cá nước ngọt, trăn, rắn, rùa,…) ngày càng bị thu hẹp, có nguy cơ bị tuyệt chủng; thế hệ sau này có khả năng mất đi một hệ sinh thái đặc trưng, quý hiếm. Xuất phát từ nguyên nhân trên, năm 2000 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định 815/QĐ-UBND, ngày 22/3/2000 về việc thành lập Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (Khu bảo tồn). Ngày 30/6/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 1379/QĐ-UBND, theo đó với diện tích vùng lõi 106,8 ha rừng tràm. Nhiệm vụ của Khu bảo tồn là quy tập và bảo tồn các loại động thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười; tổ chức nghiên cứu, quản lý, bảo vệ, bảo tồn, khôi phục hệ sinh thái rừng tràm ngập nước chua phèn đặc trưng, các sinh cảnh rừng, các nguồn gen quý của các loại động thực vật, bảo vệ và nhân lên về số lượng các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; phòng cháy, chữa cháy rừng.

Sau khi có quyết định thành lập Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, huyện Tân Phước triển khai thực hiện thu hồi 106,8 ha làm vùng lõi, được xác định ranh giới: Kênh Tư, kênh ba, kênh lâm Nghiệp và kênh Tây. Tiến hành đầu tư hạng mục công trình phục vụ cho công tác bảo tồn như: Khoan giếng khoan tầng sâu của Khu bảo tồn hiện nay để cung cấp nước ngọt; hệ thống đường nội bộ để tuần tra; kênh vành đai, đường vành đai nhằm cách ly vùng lõi với bên ngoài, ngăn lửa; hai cống ngăn lũ giúp điều tiết nước trong khu trung tâm; đầu tư 04 chốt bảo vệ; xây dựng tháp quan sát phòng chống cháy rừng; xây dựng sân chim (04 ha) tiến hành thả chim mồi để dẫn dụ chim nước về trú ngụ sinh sản; quy tập trồng cây bản địa; xây dựng chuồng thú tổng hợp là nơi để chăm sóc, nuôi dưỡng các loài chim thú quý hiếm mà ngoài tự nhiên không có hoặc có với số lượng ít. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học được đầu tư tương đối hoàn chỉnh.

Qua 23 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười đã quy tập được trên 12.000 con chim cò trú ngụ sinh sản như: Cò trắng, Cò Ngàn, Le Le, Vịt Trời, Diệc Xám, Điên Điển, Trích, Quốc…; quy tập được 6.030 cây bản địa các loại; các loại lớp thú, bò sát và các loài chim thú đặt trưng của vùng Đồng Tháp Mười như: Trăn Gấm, Khỉ Đuôi Lợn, Mèo Rừng, Chồn Hương, Heo Rừng, Nhím, Giang Sen, Già Đẩy… Đặc biệt cho sinh sản và ấp thành công trong môi trường nuôi nhốt như: Rùa núi Vàng, Cần Đước, Giang Sen… Duy trì, bảo vệ 57,8 ha rừng tràm tập trung, trồng các loại cây bản địa: Tre vàng, Sanh, Gừa Sộp… làm nơi trú ngụ sinh sản cho các loài chim nước.

Trước đây, diện tích vùng đệm của Khu bảo tồn dự kiến khoảng 1.280 ha chủ yếu là trồng tràm. Tuy nhiên, do diện tích đất này là thuộc quyền sử dụng đất của người dân nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, người dân phá rừng tràm (do hiệu quả kinh tế thấp) chuyển sang trồng lúa, khóm, rau màu các loại, diện tích cây tràm vùng đệm khu bảo tồn ngày càng bị thu hẹp đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái của vùng, các loài động thực vật bản địa bị đe dọa nghiêm trọng, sự sinh trưởng, sinh sản của các loài chim, cò… có nguy cơ bị tuyệt chủng do môi trường sinh sống bị thu hẹp.

Do vậy, việc duy trì nét đặc trưng hệ sinh thái ngập nước chua phèn của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ các loài động thực vật bản địa, tạo điểm tham quan, nghiên cứu cho các thế hệ sau là rất cần thiết, cần phải bảo tồn và mở rộng Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tỉnh Tiền Giang và sử ủng hộ, đồng tình, trách nhiệm của người dân.

Thanh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập839
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm819
  • Hôm nay61,372
  • Tháng hiện tại1,194,019
  • Tổng lượt truy cập34,779,664
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây