Một trí thức trẻ với nhiều sáng chế hữu ích

Thứ tư - 28/05/2014 22:19
Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Thơm (sinh năm 1984, ấp Tân Phú, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông), Giám đốc Công ty Một thành viên cơ khí và tự động Tân Phước Đông, là một doanh nhân, trí thức trẻ rất đam nghiên cứu khoa học và có nhiều sáng chế hữu ích, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa các thiết bị, máy móc ngành cơ khí.
Anh Phạm Hồng Thơm bên cạnh máy cưa dĩa do anh mới sáng chế
Anh Phạm Hồng Thơm bên cạnh máy cưa dĩa do anh mới sáng chế
Tốt nghiệp đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 2007 ngành Cơ - Điện tử, Phạm Hồng Thơm được trường giữ lại công tác. Với kết quả học tập khá cao ở chương trình đại học, một năm sau, anh được trường Đại học Quốc gia Pukyon Hàn Quốc (Pukyon National University) xét tuyển và trao học bổng du học toàn phần (bao gồm chi phí ăn ở, học tập, đi lại,…) chương trình thạc sĩ ngành thiết kế cơ khí. Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ với kết quả tuyệt đối (100/100) cùng với các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng trong nước và nước ngoài bằng tiếng Anh (như: Science direct.com - Mỹ, IEEE Transations on Reliability - Hiệp hội các nhà nghiên cứu thế giới đặt tại Mỹ,…), đầu năm 2012, anh tiếp tục được Đại học Pukyon xét cấp học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ ngành thiết kế cơ khí. Đến tháng 2-2014, anh đã hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh và chuẩn bị làm luận án tốt nghiệp.

Qua nghiên cứu, tiếp cận với thực tế, anh nhận thấy ngành cơ khí cần phải gắn với ngành điện tử mới tạo ra bước đột phá trong việc tự động hóa các thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất nói chung. Để ứng dụng những kiến thức đã học được ở Hàn Quốc vào điều kiện thực tế của Việt Nam, tháng 8-2012, Phạm Hồng Thơm đứng ra thành lập Công ty TNHH Một thành viên cơ khí và tự động Tân Phước Đông (do anh làm Giám đốc).

Sau khi sáng chế ra hàng loạt các sản phẩm, thiết bị điện, thiết bị cơ khí chuyên dụng được giới khoa học và người sử dụng đánh giá cao như: máy cưa CD tự động vừa đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn, độ chính xác cao, vừa tiết giảm chi phí nhân công hơn so với máy cơ; thiết bị hẹn giờ cho quạt ôxy (sử dụng cho nghề nuôi tôm) vừa đảm bảo tiện lợi, vừa đảm bảo an toàn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra cho người nuôi tôm (khi một trong số những mô-tơ vận hành quạt ôxy ngưng hoạt động hoặc có sự cố mất điện, còi tín hiệu sẽ báo động để giúp người nuôi kịp thời xử lý); hay như máy mài lưỡi cưa, máy mở lưỡi cưa tự động, máy cân bằng động… đều có những tính năng vượt trội hơn so với thực hiện bằng phương pháp thủ công trong khi chi phí đầu tư có thể chấp nhận được (từ 14 đến 80 triệu đồng để đầu tư cho một thiết bị, tùy loại). Trong đó, thiết bị hẹn giờ cho quạt ôxy do anh sáng chế đạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ X (2012 - 2013).
 

Trại cưa gỗ thực nghiệm của anh Thơm đang hoạt động nhộn nhịp  

Nhận thấy các loại máy cưa dĩa truyền thống đang sử dụng ở Việt Nam hầu như không đảm bảo an toàn cho người sử dụng (rất nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm đã xảy ra trong quá trình vận hành máy cưa dĩa như: đứt lìa các ngón tay, thậm chí cả bàn tay...), sau khi nghiên cứu các mô hình máy cưa dĩa của các nước châu Âu đang sử dụng, mới đây, anh Thơm đã sáng chế ra máy cưa dĩa xoay chiều rất tiện dụng. So với máy cưa dĩa truyền thống (lưỡi cưa được đặt cố định), máy cưa xoay chiều có thể di động khi xẻ gỗ và cưa được 2 chiều (tới, lui) theo phương nằm ngang (cưa dĩa chỉ cưa được 1 chiều tới); lưỡi cưa có thể điều chỉnh để cưa theo phương ngang và phương đứng (tùy theo xả be hay xẻ gỗ vuông, đòn tay…). Ưu điểm vượt trội của máy cưa này là cho ra sản phẩm với năng suất và độ chính xác khá cao, bề mặt gỗ rất thẳng và bóng, ít bị cong, vênh (không phải bào lán lại khi gia công, đóng đồ), đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người sử dụng. So với sản phẩm đầu tay, 2 máy cưa sau đó đã được anh cải tiến hoàn chỉnh hơn ở hệ thống truyền động (thay hệ thống nhông, xích bằng hệ thống bánh răng và dây cua ro) và lắp thiết bị điều khiển, có thể di chuyển lưỡi cưa lên xuống, qua lại theo ý muốn (người vận hành chỉ việc nhập số liệu vào hộp điều khiển). Hai máy cưa này anh vừa xuất bán cho Công ty SD (Cụm công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho) và một khách hàng khác ở tỉnh Bến Tre với giá 24 triệu đồng/máy.     

Để giới thiệu cũng như trình diễn các sản phẩm đã được sáng chế, anh Thơm vừa mở một trại thực nghiệm cưa xẻ gỗ gia công tại xã Phú Thạnh (cách trụ sở doanh nghiệp khoảng 500 mét). Tại đây, hầu hết các công đoạn đều được tự động hóa từ khâu dùng tời kéo gỗ, thiết bị nâng và định vị gỗ lên đường ray đến xẻ gỗ, mài và bẻ lưỡi cưa… chỉ cần 1-2 người có thể đảm nhận được tất cả công việc trên. Do gỗ xẻ đảm bảo chất lượng, giá gia công thấp hơn một số cơ sở khác nên khách hàng đến với trại thực nghiệm của anh ngày càng đông.

Huỳnh Văn Xĩ

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập330
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,156,215
  • Tổng lượt truy cập34,741,860
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây