Huyện Cái Bè: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống

Thứ hai - 28/12/2020 21:06
Hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW và 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư, huyện Cái Bè đã hoàn thành việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ từ huyện đến cơ sở (giai đoạn 1975 - 2010) và lịch sử các ban, ngành với hơn 30 ấn phẩm lịch sử. Các ấn phẩm lịch sử đã tái hiện khá đầy đủ lịch sử truyền thống cách mạng ở địa phương, đơn vị, góp phần hình thành các tư liệu quan trọng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Mô hình “Cột mốc chủ quyền” Trường Tiểu học xã Tân Thanh.
Mô hình “Cột mốc chủ quyền” Trường Tiểu học xã Tân Thanh.
Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống được Huyện ủy xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục có sự định hướng chính trị, tư tưởng sâu sắc và chuẩn xác về nội dung, đa dạng về hình thức thể hiện với sự tham gia của nhiều lực lượng, từ cấp ủy, chính quyền đến Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động tuyên truyền miệng, hoạt động văn hóa, văn nghệ,…tiêu biểu như: Đưa nội dung lịch sử địa phương vào tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chi bộ cơ sở; làm tài liệu giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng đảng viên mới; tổ chức nói chuyện thời sự trong sinh hoạt chính trị đầu khóa, sinh hoạt dưới cờ, kể chuyện truyền thống, mittinh kỷ niệm các ngày lễ lớn, xây dựng nhà lưu niệm; toạ đàm; ghi băng phát trên đài truyền thanh; sinh hoạt câu lạc bộ của các đoàn thể nhân dân; trên pa-nô, khẩu hiệu tại các trục đường chính của xã, thị trấn trong dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm,…

Nhiều cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử Đảng, truyền thống ngành do Trung ương, tỉnh và huyện tổ chức được triển khai nghiêm túc, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực tham gia; qua đó, hiểu rõ hơn về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Đảng, của địa phương trong chặng đường lịch sử đã qua, khơi dậy lòng tự hào, niềm tin và ý thức trách nhiệm, cổ vũ quyết tâm chính trị của mỗi người dân huyện Cái Bè trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương trong thời kỳ mới. Đồng thời, đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng ta. Cụ thể như:  tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cái Bè (nhiệm kỳ 2020 - 2025) trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân. Kết quả đã nhận được 1.814 bài dự thi (trong đó 1.712 bài thi qua mạng, 102 bài thi viết tay); Phát động tham gia cuộc thi viết “Tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức nhằm chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (2020 - 2025); phát động tham gia Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”; Cuộc thi viết kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020) do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức; phát động tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam” do Trung ương Đoàn tổ chức, kết quả có 1.901 thí sinh tham gia và có 02 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi (1 giải nhất và 1 giải khuyết khích đồng đội toàn quốc),...
 

Hành trình về Địa Chỉ đỏ - địa danh lịch sử cách mạng của BCH Đoàn xã Hậu Mỹ Bắc B.   

Công tác giáo dục truyền thống cho học sinh trên địa bàn huyện được đặc biệt quan tâm, nhiều tài liệu về lịch sử địa phương được biên soạn đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, hằng năm, Đoàn Thanh niên các cấp phối hợp Hội Cựu chiến binh tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên về truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc, phong trào cách mạng của địa phương. Đồng thời, tổ chức các hoạt động về nguồn, tới Địa chỉ đỏ, hoạt động đền ơn đáp nghĩa để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, nhận bảo vệ, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa. Đoàn Thanh niên các trường THPT tuyên truyền lịch sử địa phương bằng hình thức xây dựng clip đăng trên facebook và youtube của Đoàn Trường. Các trường tiểu học và THCS với mô hình “Quê hương em mang tên anh hùng”. Triển khai phong trào đọc sách, văn hóa đọc trong thiếu nhi, giới thiệu các tác phẩm văn học về các gương anh hùng nhỏ tuổi, các gương thiếu nhi tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, ngày hội đọc sách, hội thi kể chuyện sách, giới thiệu những tấm gương anh hùng, liệt sĩ,... Qua đó, góp phần giáo dục học sinh nhận thức, nâng cao tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống cách mạng của quê hương, phát huy mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng trong thanh thiếu niên.

Công tác tôn tạo, xây dựng công trình lịch sử được quan tâm bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện. Đã sửa chữa nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh gồm: Phủ Thờ Bác xã Tân Hưng, Bia Á Rặt xã Thiện Trí, Bia Thẻ 23 xã Mỹ Hội và Căn cứ Tỉnh đội Hậu Mỹ Phú. Tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử quốc gia - đình Mỹ Lương; di tích lịch sử cấp tỉnh “Bia chiến thắng Rạch Ruộng”,...

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, Huyện ủy Cái Bè đề ra phương hướng trong thời gian tới: các cấp, ngành và cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”; tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn kinh phí và đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân để xây dựng các công trình lịch sử và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức sinh động, phù hợp với đối tượng. Đồng thời đề ra những nhiệm vụ trọng tâm như:

Một là, tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử địa phương, lịch sử ngành, biên niên, kỷ yếu trong giai đoạn mới: Đối với chi, đảng bộ cơ quan huyện (tương đương): biên soạn lịch sử ngành; biên niên; kỷ yếu; Đối với Đảng ủy xã, thị trấn: biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương giai đoạn từ 2010 (hoặc từ 2005) cho đến nay.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trên địa bàn huyện.

Ba là, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử của các di tích trên địa bàn huyện nhất là trong giáo dục truyền thống cách mạng, phát triển quảng bá du lịch; công tác xác định di tích lịch sử, gắn bia, dựng bia; đặt tên đường, các công trình công cộng mang tên các danh nhân, nhân vật lịch sử.


Yến Diệu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập356
  • Máy chủ tìm kiếm62
  • Khách viếng thăm294
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,671,058
  • Tổng lượt truy cập40,040,434
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây