TX. Cai Lậy phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Thứ hai - 09/09/2024 22:28
Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) còn hướng đến việc phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh để khơi dậy tìm năng, lợi thế khu vực nông thôn, giúp cho kinh tế khu vực này phát triển bền vững; trong đó, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) đã góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn của thị xã Cai Lậy.
TX. Cai Lậy công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP.
TX. Cai Lậy công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2020, thị xã Cai Lậy có 01 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, đến nay, thị xã 09 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao, gồm: Sầu riêng trái chín tự nhiên của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 9 Phẻ; Lạp xưởng tươi Cô Tuyết của hộ kinh doanh Phạm Hoàng Nam; Đông trùng hạ thảo Phú Quý của Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Công nghệ cao Phú Quý; Cơm cháy chà bông cô Đèo của hộ kinh doanh Võ Thị Đèo; Rượu sâm mỹ 300 của hộ kinh doanh Thành Phúc Phát; Lạp xưởng gia truyền Tư Trung của hộ kinh doanh Lê Thị Kim Ngân; Rượu sâm Ngọc Linh 290, rượu chuối hột 260, rượu nếp lứt 360 của hộ Kinh doanh An Lạc Tửu.
 
image003
Sản xuất lạp xưởng tại hộ kinh doanh lạp xưởng gia truyền Tư Trung (xã Phú Quý).
 
Để tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn thị xã, chính quyền các địa phương ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình Mỗi xã một sản phẩm, còn hỗ trợ các chủ thể, hộ kinh doanh thực hiện các quy trình để được công nhận sản phẩm OCOP. Điển hình như Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hạnh Trung  hướng dẫn cho hộ kinh doanh lập hồ sơ đăng ký và thực hiện các thủ tục trình cơ quan chức năng đánh giá, công nhận sản phẩm trở thành sản phẩm OCOP trong năm 2024.

Trong thời gian tới, thị xã tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch gắn với quá trình đô thị hoá; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn với đô thị. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn;... góp phần nâng cao thu nhập của người dân theo hướng bền vững.

Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ mở ra cơ hội để khơi dậy tiềm năng, lợi thế và từng bước nâng tầm sản phẩm nông sản địa phương mà còn góp phần đưa kinh tế khu vực nông thôn ở thị xã Cai Lậy phát triển theo hướng gia tăng giá trị nông sản; qua đó, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của thị xã Cai Lậy phát triển nhanh và bền vững.

Bích Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm181
  • Hôm nay53,886
  • Tháng hiện tại259,943
  • Tổng lượt truy cập35,894,894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây