Giải pháp phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh

Thứ năm - 08/03/2018 22:30
Năm 2017, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh xây dựng trên 50 kế hoạch, phương án chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp giữ gìn trật tự an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông. 
CSGT thực hiện nhiệm vụ điều hòa giao thông trên Quốc lộ 1, đoạn thuộc huyện Châu Thành (ngã tư Lương Phú). Ảnh Đặng Thanh
CSGT thực hiện nhiệm vụ điều hòa giao thông trên Quốc lộ 1, đoạn thuộc huyện Châu Thành (ngã tư Lương Phú). Ảnh Đặng Thanh
Đơn vị đã chủ động phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ tham mưu Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh sắp xếp, điều động, luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT).

Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình hình TT ATGT trên địa bàn tỉnh còn nhiều nơi diễn biến khá phức tạp, ùn tắc giao thông cục bộ trên tuyến Quốc lộ 1, tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe thành đoàn từng lúc, từng nơi vẫn còn xảy ra. Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 404 vụ tai nạn giao thông, làm chết 269 người, bị thương 240 người. So với cùng kỳ năm 2016, số vụ giảm 5%, số người bị thương giảm 24%, nhưng số người chết tăng 8%. Qua thống kê, phân tích cho thấy nguyên nhân khách quan dẫn đến phức tạp về tình hình trật tự an toàn giao thông, đó là:

Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng, trên địa bàn toàn tỉnh có 1 tuyến cao tốc, 4 tuyến quốc lộ, 30 tuyến đường tỉnh, 155 tuyến đường huyện. Đặc biệt, tuyến Quốc lộ 1, mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao, chỉ trong 24 giờ, trung bình có khoảng 120.000 phương tiện qua lại, trong đó 30% là ô tô, 70% là mô tô. Đoạn qua Tiền Giang còn 9 cầu hẹp; có 41 điểm giao nhau giữa QL1 với đường tỉnh, đường huyện, 425 điểm giao nhau giữa QL1 với đường dân sinh, đường nông thôn; phần lớn các giao lộ trên QL1 không có gờ giảm tốc. Ngoài một số tuyến đường dân sinh đã đấu nối với tuyến QL1 trước đây chưa được khắc phục, thì thời gian qua có rất nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy được xây dựng, đi vào hoạt động trên tuyến đã gây tình trạng ùn tắc giao thông vào các giờ công nhân ra, vào ca; tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến nhưng việc kiểm tra, xử lý của đơn vị chức năng chưa được quan tâm đúng mức…

Thứ hai, hệ thống biển báo hiệu, đèn chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu và cảnh báo giao thông qua thời gian dài hoạt động đã xuống cấp, chưa được khắc phục.

Thứ ba, số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng, hệ thống giao thông chậm phát triển, chậm nâng cấp.

Thứ tư, một số quy định của Nhà nước còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

Thứ năm, việc trang cấp các trang thiết bị, công cụ để hỗ trợ công tác xử lý vi phạm còn hạn chế.

Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân chủ quan như: Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, tuy nhiên hiện nay công tác này chưa được một số ban, ngành, đoàn thể, tổ chức… tập trung, chú trọng, có giải pháp thực hiện hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông còn nhiều hạn chế, chưa được thường xuyên và đều khắp ở khu dân cư; có lúc, có nơi chưa đúng đối tượng. Công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan tại một số nơi ở cơ sở chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Một số mô hình chưa được quan tâm từ đó làm ảnh hưởng chung đến công tác vận động phong trào trong nhân dân; các mô hình tuy có thành lập nhưng trong thực tế hoạt động chưa thật sự hiệu quả; nhiều nơi thiếu sự quan tâm kiểm tra, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền hoặc đơn vị trực tiếp xây dựng; thiếu kinh phí hỗ trợ cho việc xây dựng, nhân rộng mô hình…

Một số nơi, lực lượng chức năng chưa theo dõi chặt chẽ tình hình tai nạn giao thông, phát hiện “điểm đen”, đoạn nguy hiểm, các bất cập để kiến nghị các ngành có liên quan khắc phục kịp thời. Công tác tuần tra có lúc chưa khép kín địa bàn nên còn hạn chế trong xử lý, răn đe, phòng ngừa. Có nơi, khi sửa chữa mặt cầu, mặt đường, thi công nâng cấp đường giao thông, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm TTATGT.

Từ thực tế đó, trong năm 2018, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu nghị quyết của Đảng ủy Công an tỉnh là kéo giảm tai nạn giao thông từ 5 đến 10% so với năm 2017; không để xảy ra đua xe trái phép, ùn tắc giao thông kéo dài, giảm ùn tắc giao thông cục bộ, bảo vệ an toàn các đoàn, sự kiện, lễ, hội; góp phần xây dựng lực lượng Công an Tiền Giang nói chung và lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh nói riêng ngày càng chính quy, trong sạch, vững mạnh; lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ tập trung thực hiện tốt một số giải pháp trọng tâm là:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, xây dựng lực lượng, hậu cần,  sắp xếp đội ngũ CBCS phù hợp ngành, nghề đào tạo và yêu cầu thực tế theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả; đầu tư trang bị thêm các công cụ, phương tiện phục vụ công tác của lực lượng CSGT, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sĩ thực thi nhiệm vụ.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản tuyến, địa bàn, đối tượng liên quan lĩnh vực giao thông; công tác tuần tra kiểm soát. Trong đó chú ý phối hợp với các ngành có liên quan trong việc khắc phục các tồn tại, hạn chế về cầu đường, xóa các “điểm đen” về tai nạn giao thông, đoạn đường nguy hiểm, thường xảy ra tai nạn giao thông; chủ động tham mưu Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh có phương án, kế hoạch xử lý hiệu quả các tình huống về TTATGT.

Thứ ba, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trong đó, CSGT phối hợp chặt chẽ với ban, ngành, đoàn thể, cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Kiến nghị với Ban An toàn giao thông tỉnh có văn bản chỉ đạo các ngành, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, hình thành “văn hoá giao thông” trong đời sống nhân dân.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cấp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông, động viên, đề nghị khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích tiêu biểu; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém, kiên quyết xử lý những đồng chí thiếu tinh thần, trách nhiệm, có sai phạm theo đúng quy định của ngành.

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Xem đây là hoạt động nhằm nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, hiệu quả các kế hoạch, phương án, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã đề ra trong từng giai đoạn, qua đó xác định được những ưu điểm, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, để rút kinh nghiệm, khắc phục, đề ra giải pháp giữ gìn trật tự an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tội phạm một cách hiệu quả hơn.

Trung tá Đặng Văn Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập487
  • Máy chủ tìm kiếm74
  • Khách viếng thăm413
  • Hôm nay95,137
  • Tháng hiện tại1,961,966
  • Tổng lượt truy cập40,331,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây