Chính sách tín dụng góp phần giảm nghèo hiệu quả

Thứ năm - 05/01/2023 03:21
Trong năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đã triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội của các cấp trên địa bàn tỉnh.

Chính sách tín dụng ưu đãi cùng với chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19… Từ nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi, trong năm 2022 đã góp phần giúp cho 7.587 hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo; giải quyết việc làm cho 8.554 lao động; tạo điều kiện cho trên 4.051 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí học tập; giúp cho 1.371 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; hỗ trợ 24 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập vay vốn do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; giúp xây dựng 15.378 công trình nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn… Thông qua các chương trình tín dụng chính sách giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 1,27% (giảm 0,33% so với đầu năm), góp phần hoàn thành một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn hỗ trợ của chính sách tín dụng, nhiều mô hình, dự án làm ăn hiệu quả được phát triển trên địa bàn tỉnh như: mô hình đan lát ở xã Thân Cửu Nghĩa, dệt chiếu ở xã Long Định, cải tạo vườn cây ăn trái ở xã Vĩnh Kim, xã Bàn Long, xã Kim Sơn (huyện Châu Thành); mô hình nuôi gà, chim cút, cá ở xã Lương Hòa Lạc, xã Phú Kiết (huyện Chợ Gạo)… Trong năm 2022, tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện đạt 3.586 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 468 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 15%. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 3.293 tỷ đồng (nguồn vốn do Trung ương chuyển về là 2.612 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương là 681 tỷ đồng); nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương là 294 tỷ đồng, tăng 43 tỷ đồng so với năm 2021.

Theo Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Dương Văn Hoàng, đơn vị xem tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt quan tâm tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Đặc biệt quan tâm gắn triển khai tín dụng chính sách với các chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương trong từng giai đoạn.

Hoàng An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm53
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,658,851
  • Tổng lượt truy cập40,028,227
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây