Kết quả 4 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 05/08/2013 20:51
Ngày 16 tháng 7 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 823/QĐ-TTg lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là ngày Bảo hiểm Y tế (BHYT) Việt Nam để tuyên truyền về Luật BHYT; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác BHYT; đồng thời cũng từ 01/7/2009 Luật BHYT có hiệu lực thi hành.
Tổng kết BHYT HS-SV TP. Mỹ Tho năm học 2012-2013. Ảnh: bhxhtiengiang.gov.vn
Tổng kết BHYT HS-SV TP. Mỹ Tho năm học 2012-2013. Ảnh: bhxhtiengiang.gov.vn
Qua bốn năm thực hiện Luật BHYT trên địa bàn tỉnh, đã đạt được những thành tựu đáng kể, số người tham gia BHYT không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2009 có 641.546 người tham gia BHYT, chiếm 38% dân số toàn tỉnh thì đến cuối năm 2012 có 946.541 người tham gia, chiếm 56% dân số toàn tỉnh. Xét về cơ cấu, đối tượng do người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đóng thì các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, cán bộ xã, phường tham gia đạt 100%; tuy nhiên các doanh nghiệp (DN) thực hiện còn hạn chế.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy, đến tháng 6/2012 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 12 DN nhà nước, 23 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 1.142 DN tư nhân với khoảng 105.230 lao động, nhưng đến 31/12/2012 có 75.886 lao động tham gia BHYT chiếm tỷ lệ khoảng 72%. Nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước (NSNN) và BHXH đóng tham gia đạt 100%. Tuy nhiên, nhóm đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi tham gia mới đạt 96%, nguyên nhân là do công tác lập danh sách, bàn giao danh sách trẻ em dưới 6 tuổi giữa UBND xã, phường, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan BHXH còn chậm. Nhóm đối tượng do NSNN hỗ trợ, đối với học sinh, sinh viên (HS-SV) được liên ngành Giáo dục & Đào tạo và BHXH tổ chức thực hiện tốt nên số HS-SV tham gia hàng năm tăng, năm học 2012-2013 có 225.390 em tham  gia đạt 86% so với số HS-SV hiện có. Tuy nhiên, việc tham gia BHYT ở các cấp học chưa đồng đều, hoạt động của y tế trường học còn hạn chế.

Đối với người cận nghèo, tuy NSNN hỗ trợ 70% mức đóng, nhưng tỷ lệ tham gia BHYT còn thấp. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh tế người cận nghèo khó khăn, nhiều người còn trông chờ vào sự hỗ trợ thêm của địa phương. Đối với nhóm người tự nguyện tham gia BHYT tuy có tăng nhưng những người tham gia chủ yếu là  người mắc bệnh mãn tính hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao.

Thời gian qua, quyền lợi và chất lượng khám chữa bệnh (KCB) của người tham gia BHYT được nâng cao, người tham gia BHYT được tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại theo quy định Luật BHYT. Nếu như năm 2009 có 2.026.578 lượt người với chi phí điều trị 206,855 tỷ đồng, thì đến năm 2012 có 3.467.762 lượt người KCB với chi phí điều trị 467,243 tỷ đồng. Mặc dù BHXH tỉnh và Sở Y tế áp dụng nhiều giải pháp nhưng từ năm 2005 đến 2012, quỹ KCB BHYT luôn bị mất cân đối. Nguyên nhân chủ yếu là do mức độ bao phủ BHYT so với dân số toàn tỉnh còn thấp; tình trạng lạm dụng quỹ KCB BHYT vẫn còn xảy ra ở một số cơ sở KCB và người tham gia BHYT; vai trò phối hợp tham gia quản lý quỹ KCB BHYT tại một số cơ sở KCB còn hạn chế; tần suất KCB BHYT cao (trên 3 lần/năm trong khi đó tần suất của cả nước là 2,1 lần/năm). Bên cạnh đó, hiệu quả quản lý chuyển tuyến KCB và quản lý KCB trái tuyến thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến bội chi quỹ BHYT.

Để thực hiện lộ trình BHYT theo Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 và Chương trình hành động số 38-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, BHXH tỉnh Tiền Giang đề ra kế hoạch thực hiện như sau:

- Mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% dân số toàn tỉnh tham gia BHYT, riêng năm 2013 phải đạt 60% dân số toàn tỉnh tham gia BHYT.

- Để đạt mục tiêu trên, BHXH tỉnh đã đề ra một số giải pháp thực hiện cụ thể theo lộ trình là:

Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin & Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Sở Y tế, Báo Ấp Bắc, Đài phát thanh & Truyền hình, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh hợp tác xã, Hội Nông dân tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng chính sách BHXH, BHYT đến đông đảo NLĐ và nhân dân. Đẩy mạnh việc phát triển đối tượng, chống thất thu, khắc phục tình trạng nợ đọng BHYT. Kiểm soát chặt chẽ chi phí KCB, chống lạm dụng, trục lợi, sử dụng an toàn, hiệu quả quỹ BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý ngành. Không ngừng kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Với những giải pháp sát thực, khả thi nêu trên cộng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tin chắc rằng Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị sẽ đi vào cuộc sống.
                                                                 

Nguyễn Văn Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập238
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,658,053
  • Tổng lượt truy cập40,027,429
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây