Ban Tuyên giáo Thị ủy Cai Lậy tổ chức Hội nghị thẩm định Lịch sử Đảng bộ xã Phú Quý (1930 - 2020)

Thứ sáu - 29/03/2024 05:21
Thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng” (gọi tắt là Chỉ thị 20-CT/TW), Công văn 1315-CV/TU, ngày 16/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư” (gọi tắt là Công văn 1315-CV/TU) và Hướng dẫn 102-HD/BTGTW, ngày 30/9/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương, các cấp ủy Đảng ở Tiền Giang xác định được tầm quan trọng của công tác biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng. Ban Tuyên giáo Thị ủy Cai Lậy đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ xã Phú Quý nhằm tuyên truyền và giáo dục lịch sử theo tinh thần Chỉ thị 20-CT/TW và Công văn 1315-CV/TU.
Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
Xã Phú Quý nằm về phía Đông - Đông Nam thị xã Cai Lậy, cách trung tâm thị xã khoảng 11 km; phía Bắc và phía Đông giáp với xã Nhị Quý, phía Nam giáp xã Mỹ Long và Long Tiên, phía Tây giáp với xã Long Khánh và xã Nhị Mỹ. Địa hình của Phú Quý chạy dài theo hướng Đông - Tây. Diện tích tự nhiên toàn xã là 835,34 héc - ta. Xã Phú Quý là một trong những địa phương có phong trào cách mạng sớm. Chi bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và các đoàn thể quần chúng đã ra đời từ năm 1929. Đến năm 1931 cuộc mít-tinh tại Gò Me (ấp Phú An) đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào quần chúng đấu tranh chống áp bức bóc lột. Khoảng giữa năm 1932 chi bộ Đảng Phú Quý được thành lập, phong trào cách mạng ở địa phương phát triển khá mạnh. Các phong trào yêu nước và đấu tranh đòi dân sinh - dân chủ diễn ra sôi nổi vào giai đoạn Đông Dương đại hội (1936-1939) được duy trì đến cuộc Nam kỳ khởi nghĩa tháng 11-1940. Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Phú Quý thành lập chính quyền nhân dân và bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai (1946-1954). Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, quân và dân Phú Quý đã lập nên nhiều chiến công, góp phần cùng với nhân dân trong huyện kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi.

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, xã Phú Quý là vùng căn cứ kháng chiến. Trong 14 xã vùng “20 tháng 7” của huyện Cai Lậy, Phú Quý là một trong những xã quan trọng, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang cách mạng, nơi củng cố lực lượng và tổ chức các đợt tấn công chống càn quét. Với địa hình kinh rạch chằng chịt, vườn ruộng đan xen, rất thuận lợi cho phát triển chiến tranh du kích, xã Phú Quý được xem tuyến đầu bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Mỹ Tho đóng ở xã Long Tiên. Đối với địch, do giao thông không thuận tiện, địa hình khá phức tạp nên khó có thể làm chủ vài ngày, đôi khi là nổi ám ảnh của chúng trong các cuộc hành quân càn quét.

Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ - quân - dân xã Phú Quý không quản hy sinh gian khổ, luôn đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn để giành thắng lợi. Đảng bộ xã đã vận dụng đúng đắn đường lối chiến tranh nhân dân và bằng phương châm kết hợp “hai chân, ba mũi”, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù.

Xã Phú Quý có 39 Bà mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng, 233 liệt sĩ, 96 thương bệnh binh, 563 gia đình có công với nước; 1 du kích xã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; 482 Huân, Huy chương cho cán bộ, chiến sĩ và người dân có công trong hai cuộc kháng chiến. Ngày 23-5-2005, xã Phú Quý được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phát huy truyền thống hào hùng trong kháng chiến, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phú Quý đã tích cực khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đời sống người dân ngày một nâng cao. Nhằm ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Phú Quý, Ban biên soạn đã hoàn thành bản thảo nội dung quyển: Lịch sử Đảng bộ xã Phú Quý (1930-2020). Ngoài Lời nói đầu; Lời giới thiệu; Phần mở đầu, đề tài bao gồm có 5 chương, phần Kết luận và phần Phụ lục.

Tại Hội nghị thẩm định, các thành viên của Hội đồng thẩm định đã phát biểu, trao đổi, góp ý về việc phân kỳ lịch sử; tiêu đề các chương, mục; phương hướng, nhiệm vụ nghị quyết do Chi, Đảng bộ xã Phú Quý đề ra trong từng giai đoạn lịch sử, từng nhiệm kỳ đại hội; thời kỳ 1975-2020 trình bày sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã Phú Quý toàn diện trên các lĩnh vực; tên người và địa danh,…

Lịch sử Đảng bộ xã Phú Quý (1930-2020) là công trình có ý nghĩa rất to lớn, góp phần làm nổi bật quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, nhất là thế hệ trẻ cùng cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Những thành tựu xã Phú Quý đạt được có ý nghĩa to lớn, là niềm tự hào và là động lực để cán bộ, đảng viên và Nhân dân của xã càng quyết tâm hơn trong công cuộc xây dựng đất nước, có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, cuộc sống Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
 

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập310
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay76,462
  • Tháng hiện tại1,274,507
  • Tổng lượt truy cập45,089,212
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây