Chương trình thực hiện Kết luận 45-KL/TW về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ hai - 17/04/2023 21:08
Thực hiện Kết luận 45-KL/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xây dựng Chương trình thực hiện như sau:

XEM TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐÂY:

Phát huy vai trò, vị trí của tỉnh kết nối giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tăng cường liên kết vùng, tiểu vùng, đóng góp hoàn thiện thể chế, chính sách điều phối phát triển vùng hiệu quả; thúc đẩy liên kết với các địa phương trong vùng, giữa vùng với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.

Trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bám sát, cụ thể hóa 05 nội dung đã được định hướng trong Kết luận 45-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phù hợp tình hình của tỉnh, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia, thống nhất quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, với quan điểm: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu; tôn trọng quy luật tự nhiên và điều kiện thực tế của tỉnh; chú trọng phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và hệ sinh thái tự nhiên. Mỗi lĩnh vực phát triển có tính tích hợp cao nhất đối với những lĩnh vực khác, hướng tới tăng hiệu quả chung và đảm bảo tính cân đối, ổn định, tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Huy động đa dạng các nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn, hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, khai thác lợi thế ven sông Tiền và ven biển. Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Phát triển nhanh, hài hòa giữa 3 vùng kinh tế - đô thị của tỉnh (vùng phía Đông, vùng phía Tây và vùng Trung tâm), các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã. Hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; trong đó, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng, nước sạch, phát triển hệ thống thủy lợi, nguồn nước mặt, nước ngầm, giáo dục, y tế,...

BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay39,837
  • Tháng hiện tại1,025,916
  • Tổng lượt truy cập34,611,561
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây