Nhạc sĩ Trần Linh với những nhạc phẩm thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng

Thứ bảy - 21/01/2023 06:29
Nhận xét về các nhạc phẩm của Trần Linh, nhà thơ Lê Văn viết: “Ca khúc của ông hầu hết đều mang mục đích chính trị rõ ràng; nhưng lời nhạc không chỉ là những câu khẩu hiệu khô khan. Sáng tác của ông ít nhiều đều mang âm hưởng dân ca với phần giai điệu vui tươi, dí dỏm, lời ca mộc mạc và gần gũi nên dễ dàng đi vào lòng người. Nhạc của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính dân tộc và tính hiện đại với âm hưởng hào hùng, lạc quan yêu đời pha lẫn chất trữ tình, sâu lắng”.
Nhạc sĩ Trần Linh với những nhạc phẩm thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng
Trần Linh, tên thật là Phạm Trần Linh, sinh năm 1938 tại làng Mỹ Đức Đông, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè).

Năm 1954, ông giác ngộ cách mạng, tham gia lực lượng đoàn viên bí mật ở quê nhà. Năm 1961, ông thoát ly gia đình làm cán bộ văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Huyện ủy Cái Bè. Thời gian này, do đặc thù của lĩnh vực công tác cộng với niềm đam mê nghệ thuật sẵn có nên ông bắt đầu sáng tác âm nhạc. Năm 1964, ông được cử tham dự lớp tập huấn ca múa nhạc đầu tiên do Tiểu ban Văn nghệ Trung ương Cục miền Nam và Phòng Văn nghệ, Cục Chính trị Quân Giải phóng miền Nam phối hợp tổ chức. Sau hơn 3 tháng học tập, ông  trở về tỉnh Mỹ Tho triển khai xây dựng chương trình biểu diễn vào dịp Tết đầu tiên ta đơn phương tuyên bố ngừng bắn để cho đồng bào ăn Tết năm 1964 - 1965.

Từ năm 1965, ông được phân công làm Phó đoàn, Trưởng đoàn Văn công tỉnh Mỹ Tho rồi Trưởng đoàn Văn công Đồng Tháp Khu Trung Nam bộ (Khu 8). Trong khoảng thời gian này, ông là cán bộ văn nghệ trực tiếp lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra rất gay go, ác liệt. Mặc dù vậy, ông vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào công cuộc giải phóng miền Nam sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ đó, ông đã khắc phục mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Không chỉ đảm nhiệm vai trò trưởng đoàn văn công “đứng mũi chịu sào” mà ông còn kiêm luôn cả vai trò ca sĩ, nhạc công do chơi được rất nhiều loại đàn và sáng tác ca khúc cho đoàn biểu diễn.

Phần lớn những ca khúc do ông sáng tác đều ca ngợi khí thế hào hùng của quân dân ta trên chiến hào chống giặc ngoại xâm; động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào vượt qua hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành lấy thắng lợi cuối cùng. Tiêu biểu là các ca khúc: Ngợi ca Lê Thị Hồng Gấm (1966), Dân ta không sờn bom pháo (1967), Phất cao cờ Ấp Bắc (1967), Xông lên cướp chính quyền (1968),…

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975), ông được phân công đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Cái Bè, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Tiền Giang nhiệm kỳ đầu tiên được bầu từ Đại hội lần thứ I năm 1988. Có thể nói, ông là người có công lớn trong việc củng cố và xây dựng đội ngũ sáng tác cho phong trào văn học - nghệ thuật tỉnh nhà.

Bên cạnh công việc quản lý, ông còn sáng tác nhiều ca khúc mới để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, như Hò đào kinhCó làm mới có ănHương lúa tình quêTiếp bước cha ông, Tiền Giang quê mẹ đẹp giàu,.... Ghi nhận những thành quả trong con đường âm nhạc của ông, Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang đã xuất bản tuyển tập giới thiệu 20 ca khúc tiêu biểu của ông đến công chúng. Ông là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Năm 2016, ông lâm trọng bệnh và qua đời. Với những cống hiến quan trọng cho nền âm nhạc cách mạng, ông được tỉnh Tiền Giang trao tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang  - Giải Thủ Khoa Huân.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập268
  • Máy chủ tìm kiếm72
  • Khách viếng thăm196
  • Hôm nay97,303
  • Tháng hiện tại1,874,059
  • Tổng lượt truy cập40,243,435
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây