Theo đó, UBND huyện đã tổ chức hội nghị triển khai đến lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật và đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện; lãnh đạo UBND, công chức Tư pháp - Hộ tịch, công chức Văn hoá - Xã hội và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật các xã, thị trấn. Qua đây, làm cơ sở để UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn quản lý. Bên cạnh đó, nhằm đôn đốc, hướng dẫn thực hiện, UBND huyện đã xây dựng và ban hành thường xuyên, kịp thời 8 Kế hoạch, 17 Công văn hướng dẫn nghiệp vụ cho các xã - thị trấn về các trường hợp như đăng ký khai sinh cho người đã thành niên không có giấy tờ tùy thân, đăng ký thống kê hộ tịch, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký giám sát hộ, số định danh cá nhân ..
Thời gian qua, UBND huyện Tân Phước đã tổ chức 7 cuộc tập huấn và tọa đàm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác hộ tịch. Đồng thời tổ chức tuyên truyền các quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch được 148 cuộc, có khoảng trên 4.200 lượt người tham dự.
Thực hiện rà soát, bãi bỏ những thủ tục hành chính cũ không còn phù hợp với Luật Hộ tịch và công khai, niêm yết các thủ tục hành chính mới trên cổng thông tin điện tử và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, xã - thị trấn để người dân thuận tiện theo dõi, tìm hiếu, thực hiện. Đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định; công chức Tư pháp - Hộ tịch ổn định không thay đổi, không kiêm nhiệm, tích cực nghiên cứu tài liệu, tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã lập danh sách cử tham gia 07 lượt tập huấn với 69 lượt công chức tham dự, đạt 100%. 11 xã và thị trấn trên địa bàn huyện; trong đó có 03 xã loại 1, 08 xã - thị trấn loại 2 và 01 xã loại 3 được bố trí 18/18 công chức Tư pháp - hộ tịch, đạt 100%.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch và kết quả triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Nghị định 87/2020/NĐ-CP, ngày 28/7/2020 của Chính phủ trong những năm qua đã được UBND huyện và UBND các xã, thị trấn quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đảm bảo cho công tác hộ tịch được giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Từ khi triển khai thực hiện phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, mặc dù có những khó khăn bước đầu, nhưng hầu hết công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn và công chức phòng Tư pháp đã khắc phục khó khăn, áp dụng hiệu quả phần mềm. Hiện tại, huyện Tân Phước đang sử dụng Hệ thống quản lý văn bản điều hành; phần mềm hành chính công (Một cửa điện tử); Hệ thống quản lý, đánh giá kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC); cổng thông tin điện tử. Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn được thực hiện hiệu quả. Đặc biệt là trong việc công khai quy trình thủ tục hành chính; kiểm tra thực hiện quy trình giải quyết hồ sơ của cấp xã; cá nhân, tố chức kiểm tra, theo dõi tình hình giải quyết hồ sơ của cán bộ, công chức,....
Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh Tiền Giang về việc thực hiện số hóa sổ hộ tịch; Công văn của Sở Tư pháp về việc đẩy mạnh thực hiện số hóa sổ hộ tịch; Kế hoạch của UBND huyện Tân Phước về việc thực hiện số hóa sổ hộ tịch trên địa bàn, UBND huyện Tân Phước đã tổng hợp dữ liệu cấp huyện và cấp xã thực hiện số hóa hộ tịch giai đoạn 1 và giai đoạn 2 gồm 45.833 trường hợp với số tiền là: 656.031.503 đồng đã thực hiện hoàn thành, còn xã Tân Hòa Tây và xã Tân Lập 1 đang thực hiện giai đoạn 2.
Nhìn chung, trong thời gian qua tình hình giải quyết các việc hộ tịch tại UBND huyện Tân Phước và UBND các xã - thị trấn đều thực hiện tốt, không có phát sinh trường hợp phản ánh. Các loại việc hộ tịch đều được giải quyết đúng hạn và trước hạn, đảm bảo về lệ phí, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết. Ngoài ra, UBND huyện và UBND thị trấn Mỹ Phước còn thực hiện tốt việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015 trong công tác tiếp nhận và trả kết quả hộ tịch, góp phần tích cực trong công tác giải quyết hồ sơ hành chính về lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch. Sau khi Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành, công tác hộ tịch trên địa bàn huyện đã có bước chuyển biến rõ rệt, việc chuyển giao đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ cấp tỉnh về cấp huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu để liên hệ giải quyết đăng ký hộ tịch tại địa phương, mà trước đây phải đến Sở Tư pháp đế thực hiện. Các cơ quan thực hiện việc đăng ký hộ tịch đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đăng ký và quản lý hộ tịch, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của giấy tờ hộ tịch, tự giác thực hiện đăng ký hộ tịch theo đúng thời gian quy định; thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch được đơn giản hóa, dễ thực hiện.
Đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã xác định được tầm quan trọng của công tác này nên đã tuân thủ trình tự, thủ tục của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ, nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, nâng cao khả năng, trình độ, nghiệp vụ nên việc giải quyết hộ tịch nhanh chóng, chính xác, theo đúng quy định của pháp luật. Việc đăng ký, phát hành, sử dụng các loại sổ, biểu mẫu hộ tịch, việc lưu trữ số hộ tịch tại địa phương luôn được UBND huyện, xã quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí phục vụ, đáp ứng yêu cầu giải quyết hộ tịch của nhân dân trên địa bàn. Số và biểu mẫu được ghi chép, thực hiện kịp thời theo hướng dẫn; lưu trữ đầy đủ, đúng quy định.
Việc đăng ký hộ tịch trực tuyến và giải quyết liên thông thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ. Nội dung thông tin trong các giấy tờ thực hiện cùng lúc đảm bảo tính chính xác, kịp thời, khắc phục tình trạng trẻ em sinh ra không được nhập khấu, cấp thẻ bảo hiếm y tế. Kết quả trong 6 năm đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiếm y tế được 6.136 trường họp, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến là 12.602 hồ sơ.
Với những kết quả đạt được trong thời gian, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, UBND huyện Tân Phước đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định số 123/2015 của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hộ tịch trong thời gian tới như: sửa đổi mục 1,5,6,7 Chương III Luật Hộ tịch quy định thêm thời gian đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện phù họp, đảm bảo khả thi việc tổ chức thực hiện. Bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015 về văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng vào giấy tờ thay thế giấy báo tử đối với trường hợp người chết tại nơi cư trú. Bổ sung khoản 1 Điều 24 Nghị định 123 về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.v.v... để việc tiếp tục thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này trên địa bàn huyện Tân Phước ngày càng đạt kết quả cao hơn.