Hỗ trợ khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau đại dịch

Thứ bảy - 18/12/2021 07:15
Khi địa phương chuyển sang trạng thái bình thường mới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị định 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Tiền Giang tích cực triển khai các chương trình tín dụng, hỗ trợ cho người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh đặc biệt là những hộ nghèo, khó khăn yếu thế trong xã hội về vốn liếng phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống một cách bền vững.

Nông dân xã Mỹ Phong (TP. Mỹ Tho) phát triển nghề chăn nuôi bò thịt.
Nông dân xã Mỹ Phong (TP. Mỹ Tho) phát triển nghề chăn nuôi bò thịt.
Đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Chi nhánh tập trung cho vay để doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo tinh thần Nghị Quyết 68 của Chính phủ, khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh, giải quyết lao động việc làm…

Đồng thời, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tín dụng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân đầy đủ, kịp thời và phát huy tốt đồng vốn ưu đãi giảm nghèo nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng như các kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID- 19 của địa phương trong tương lai trên tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Tiền Giang đang thực hiện 12 Chương trình tín dụng chính sách, dư nợ 2.950 tỷ đồng với 103 ngàn lượt hộ hưởng lợi. Trong đó, riêng doanh số cho vay trong năm 2021 khoảng 622 tỷ, với 22 ngàn lượt hộ nghèo, hộ chính sách được hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh và thực hiện các chương trình an sinh xã hội khác. Dự kiến trong năm 2022, doanh số cho vay của Chi nhánh khoảng 1.000 tỷ, hỗ trợ 30 ngàn lượt hộ vay. Chi nhánh đã giải ngân cho 18 người sử dụng lao động để trả lương cho 615 lượt lao động với số tiền 2,2 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, Chi nhánh sẽ cho vay thêm 18 tỷ đồng để doanh nghiệp trả lương cho khoảng 2.400 lươt lao động.

Nhằm phát huy vai trò các hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần giúp nông hộ nói chung khắc phục khó khăn về vốn liếng phát triển sản xuất, kinh doanh, đơn vị đa dạng hóa các chương trình tín dụng, giải quyết thủ tục cho vay nhanh gọn, minh bạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách khó khăn...cũng như các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn khác. Qua đó, tạo thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ khó khăn được vay vốn vươn lên lập thân, lập nghiệp, vượt khó, thoát nghèo. Đồng thời, còn góp phần vào việc lành mạnh hóa các hoạt động tín dụng, hạn chế tín dụng đen tại các địa bàn nông thôn sâu, xa. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang quán triệt đối với cán bộ ngân hàng là phải tận tâm, tận lực phục vụ khách hàng làm việc với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. Đồng thời, Chi nhánh  tổ chức tốt các điểm giao dịch lưu động ngay tại địa bàn xã, phục vụ người dân tận nơi, giúp bà con dễ dàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, không phải tốn kém chi phí và thời gian đi lại.

Để đưa nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đến đúng đối tượng có nhu cầu, kịp thời phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đang thực hiện phương thức cho vay ủy thác qua kết hợp với các Tổ chức Chính trị xã hội như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh … cho hội viên nghèo vay vốn thông qua các chương trình, dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng, vừa phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo nông thôn vừa tạo thêm nguồn nông sản hàng hóa dồi dào cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc quản lý vốn do vậy rất hiệu quả, chặt chẽ, giảm thiểu tối đa nợ xấu.

Theo Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang, Hội Nông dân đã thành lập 1.263 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thu hút trên 48.700 thành viên. Tổng dư nơ các chương trình tín dụng chính sách mà hội viên nông dân được vay từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang hiện lên đến gần 1.300 tỷ đồng.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Tiền Giang cũng có chương trình hợp tác tín dụng với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang trợ giúp hội viên nghèo mở mang sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, tổng dư nợ tại Chi nhánh lên trên 1.006 tỷ đồng với 35.775 hội viên được hưởng lợi.

Trước mắt, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã thiết thực giúp các hộ nghèo, cận nghèo trong tỉnh phát triển kinh tế gia đình; Mở ra cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; giúp người lao động có thu nhập thấp vay vốn xây cất hoặc sửa chữa nhà ở; Giúp sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập…

Chị Huỳnh Thị Kiều, cư ngụ tại ấp Khu phố, xã Long Định, huyện Châu Thành cho biết, gia đình chị có nghề dệt chiếu truyền thống. Vừa qua, thiếu vốn đầu tư, chị được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang cho vay 100 triệu đồng mua một máy dệt chiếu. Nhờ vậy, lao động trong gia đình luôn có việc làm ổn định. Trung bình mỗi ngày, gia đình chị sản xuất từ 10 đến 12 chiếc chiếu, thu nhập từ 100.000 đ đồng đến 200.000 đ/người tùy theo khâu công việc.

Nộng dân Phạm Văn Thông, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho được vay 30 triệu đồng vốn phát triển nghề chăn nuôi bò sữa trong khuôn khổ chương trình phát triển nông nghiệp đô thị vùng ven thành phố Mỹ Tho. Ông vui vẽ cho biết, nhờ đồng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang, ông đã phát triển đàn bò sữa gia đình lên 30 con. Ngoài ra, nhờ kết hợp chăn nuôi bò và trồng rau màu, trồng cỏ chăn nuôi trong mô hình VAC, gia đình ông vượt khó, thoát nghèo, tạo dựng cơ nghiệp bền vững. Ông Thông đánh giá, đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đang đóng vai trò tích cực trong giảm nghèo nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân, đảm bảo an sinh xã hội trong đó có gia đình ông.

Hiện tại tất cả các chương trình tín dụng chính sách đều phát huy vai trò, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của hầu hết các đối tượng thụ hưởng. Hàng năm, góp phần cùng với cấp ủy và Chính quyền  các cấp giúp cho hàng ngàn hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo. Riêng trong năm 2021, vượt qua dịch bệnh, dự kiến thoát nghèo khoảng 1.000 hộ, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động trong nước và đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Ngoài ra thông qua các chương trình tín dụng chính sách còn hỗ trợ vốn cho hàng chục ngàn học sinh sinh viên nghèo vay trang trãi chi phí học tập và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội khác.

Mộng Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập370
  • Máy chủ tìm kiếm78
  • Khách viếng thăm292
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,682,053
  • Tổng lượt truy cập40,051,429
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây