Nam bộ

nam bộ

Nhà văn nổi tiếng và đa tài Đoàn Giỏi

Nhà văn nổi tiếng và đa tài Đoàn Giỏi

 21:08 21/02/2023

Đánh giá về sự nghiệp văn chương của nhà văn Đoàn Giỏi, nhà văn Anh Đức viết: “Với một đời văn trên bốn mươi năm, nhà văn Đoàn Giỏi đã để lại cho đời những dòng đẹp đẽ, đậm sắc thái và đầy sinh thú về quê hương, đất nước, con người ở vùng đất Nam bộ thân yêu của Tổ quốc ta. Văn của nhà văn Đoàn Giỏi vừa mang chất trữ tình lại vừa mang tính chất lạ kỳ, sôi động”. Nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét: “Văn của Đoàn Giỏi luôn ngồn ngộn nguồn tư liệu và vốn sống mà tác giả chắt lọc. Là một nhà văn chịu khó tìm tòi nghiên cứu mọi chuyện một cách ngọn ngành, nên trang viết của ông thường rất góc cạnh, gồ ghề nhưng cũng đậm đặc chân tình như quê hương ông, miền đất hoang sơ và hào phóng miền Tây Nam bộ. Đoàn Giỏi là một trong những người đầu tiên truyền bá ngôn ngữ Nam bộ hiện đại qua những tác phẩm của mình”.

Tục cúng việc lễ ở Tiền Giang

 11:12 20/01/2023

Ở Nam bộ nói chung, Tiền Giang nói riêng, con cháu chỉ giỗ ông, bà cách mình bốn đời (cao, tằng, tổ, khảo - tức ông bà sơ, ông, bà cố, ông bà nội, cha, mẹ). Nếu xa quá bốn đời thì người ta không tổ chức đám giỗ riêng mà nhập vào Cửu huyền thất tổ (1) và thờ chung, giỗ chung một ngày, ở Bắc Bộ, Trung Bộ gọi là giỗ họ, Nam bộ gọi là Cúng việc lề.

Ngày xuân, nghĩ về tín ngưỡng nghề nông

 21:52 16/01/2023

Nghề nông là nghề căn bản của người Việt Nam, nhất là đối với người dân miền Tây Nam Bộ, nên loại hình tín ngưỡng nghề nông rất phổ biến ở các địa phương Tây Nam Bộ, trong đó có Tiền Giang. Sự tín ngưỡng nghề nông thể hiện qua việc thờ cúng thần Nông tại các miễu điền hoặc đàn thần Nông trong khuôn viên đình. Thần Nông vốn thuộc tín ngưỡng dân gian và vào thời kỳ phong kiến, để củng cố thần quyền, giai cấp thống trị phong kiến đưa tín ngưỡng nghề nông vào hệ thống kinh điển và thờ thần Nông tại đàn thần Nông ở ba cấp triều đình, tỉnh, thành và xã.

Kênh Bảo Định, đoạn chảy ngang qua Trường Đại học Tiền Giang.

Kênh Bảo Định - Con kênh đào đầu tiên ở Nam bộ

 06:03 05/08/2022

Đây là con kênh được đào đầu tiên ở Nam bộ. Trước khi có con kênh này, tại đây đã có rạch Vũng Cù ở về phía đông bắc, chảy từ sông Vàm Cỏ Tây đến quán Thị Cai (nay thuộc thành phố Tân An, tỉnh Long An); và rạch Mỹ Tho ở về phía Nam, chảy từ chợ Lương Phú (nay thuộc xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) ra sông Tiền. Khoảng giữa bắc - nam, tức là từ quán Thị Cai đến chợ Lương Phú là ruộng vườn liên tiếp.

Bánh tét ngày Tết

Bánh tét ngày Tết

 23:30 11/01/2022

Ngày Tết ở Tiền Giang và Nam Bộ không thể thiếu bánh tét. Bánh tét gồm có vỏ bánh bằng nếp dẻo, ngâm nước cho mềm và “gút” cho ráo nước, để trong thúng, trộn với tí xíu muối, có khi trộn thêm đậu đen. Nếu là bánh mặn thì nhưn bánh gồm có mỡ heo hoặc thịt ba rọi và hành lá xắt nhuyễn. Vì thế, trong dân gian mới có câu đố về bánh tét như sau: “Cái gì trong trằng ngoài xanh/Trồng đậu, trồng hành mà thả heo vô”.

Ảnh: Tư liệu.

Nghệ thuật khảm sành sứ ở Tiền Giang

 01:57 20/12/2021

Xuất hiện đầu tiên ở Phú Xuân - Huế vào đầu thế kỷ XVIII[1] và sau đó, theo quá trình “Nam tiến” của dân tộc, loại hình nghệ thuật này được truyền vào Nam Bộ, trong đó có Mỹ Tho. Khảm sành sứ là loại hình nghệ thuật được tạo hình bằng cách đục chìm bề mặt cần trang trí theo những kiểu trang trí tạo hình nhất định, sau đó xử lý mặt phẳng bằng chất kết dính, rồi đặt mảnh sành sứ lên đó.

 

Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử - Kho tàng âm nhạc quý báu của vùng đất Nam bộ

 03:15 27/02/2014

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam bộ. Sự tồn tại hàng thế kỷ nay và sức lan tỏa mãnh liệt của loại hình này “bám rễ” sâu trong đời sống văn hóa cộng đồng là minh chứng hùng hồn nhất, xứng tầm để tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 

Nhà Đốc phủ Hải ở thị xã Gò Công

Về nơi phố cổ Gò Công

 02:58 21/02/2014

Không đâu ở Nam bộ còn lưu dấu một đô thị cổ xinh đẹp và quyến rũ như thị xã Gò Công, Tiền Giang. Sức hấp dẫn của nó không chỉ ở tên gọi “làng Thành phố”, mà còn thể hiện đậm nét kiến trúc nghệ thuật đô thị cổ của vùng đất Gò Công xưa, có bản sắc riêng, không lầm lẫn với các đô thị khác ở Việt Nam, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cổ truyền và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, cần được giữ gìn và bảo tồn.
Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập339
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm301
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,155,955
  • Tổng lượt truy cập34,741,600
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây