Tiền Giang: Những kết quả nổi bật qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW

Thứ ba - 24/10/2023 04:50
Thực hiện có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) tỉnh Tiền Giang góp phần cùng cả nước xây dựng và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Để đảm bảo quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; bảo đảm sự ổn định, nhất quán của các chính sách giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp phát triển, có chính sách hỗ trợ đặc thù để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư tuân thủ tốt các quy định của pháp luật; việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp. Các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên rà soát, công bố danh mục thủ tục hành chính trên các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, bộ phận một cửa theo đúng quy định; xây dựng kế hoạch và phát động chuyên đề thi đua, ban hành Chỉ thị tăng cường công tác cải cách hành chính hàng năm. Bên cạnh đó, đã tổ chức gặp gỡ giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Nhân dân 173 xã, phường, thị trấn về Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công năm 2018 - 2019; tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính; thí điểm thực hiện chính quyền số; ban hành Bộ khung tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn kiểu mẫu trong quản trị và hành chính công.

Trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật của địa phương, tỉnh luôn chú trọng đến công tác góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mang tính định hướng chiến lược phục vụ phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, tiềm năng của tỉnh, góp phần đảm bảo chất lượng, có tính khả thi cao của văn bản quy phạm pháp luật, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên và đạt kết quả. Hằng năm, ban hành Quyết định Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.

Từ năm 2017 đến nay, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 307 văn bản quy phạm pháp luật (136 nghị quyết và 171 quyết định) phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước được tiến hành thường xuyên, đạt kết quả cao; tiến hành 405 cuộc thanh tra, (trong đó có 62 cuộc đột xuất), phát hiện vi phạm tổng số tiền 334,5 tỷ đồng và 62.526,8m2 đất; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 91,7 t đồng, thu hồi 4.256m2 đất; kiến nghị xử lý khác số tiền 242,82 tỷ đồng, 58.270,8m2 đất; kiến nghị xử lý hành chính 90 tập thể, 1.904 cá nhân; lập thủ tục thu hồi 07 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhiều kiến nghị chấn chỉnh quản lý; chuyển cơ quan điều tra 10 vụ, 67 đối tượng.

Công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả tích cực. Tổ chức 02 Hội nghị trực tuyến triển khai Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ và Kế hoạch 352/KH-UBND, ngày 23/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, có 38,7 ngàn người tham dự; xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, quy định về phòng, chống tham nhũng; Chương trình phối hợp 106/CTrPHUBND-UBMTTQ, ngày 24/4/2018 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,… đã tổ chức kiểm tra 53 cơ quan, đơn vị, kịp thời kiến nghị chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót trong thực hiện.

2. Chú trọng hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

Công tác hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế luôn được quan tâm thực hiện đạt được những kết quả tích cực. Thực hiện tốt công tác sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác đầu tư công. Triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong lĩnh vực đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thực hiện so với quy định; đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp. Đã rút ngắn thời gian trả kết quả đối với hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp còn 02 ngày (quy định tối đa là 3 ngày); thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án trong các khu, cụm công nghiệp còn 09 ngày và đối với dự án nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp là 20 ngày (quy định tối đa là 35 ngày). Tỷ lệ đăng ký qua mạng điện tử tăng nhanh so với trước khi thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, cụ thể năm 2016 là 0,2%; năm 2017 là 2,8%; năm 2018 là 20%; năm 2019 là 25,6%; năm 2020 là 34%; năm 2021 là 34,5%; năm 2022 là 43,1%; 6 tháng đầu năm 2023 là 45,2%.

Số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Giai đoạn 2017 - 2022, có 4.282 doanh nghiệp và 28.702 hộ kinh doanh thành lập mới; đến tháng 6 năm 2023, tỉnh có 6.400 doanh nghiệp, 5.120 đơn vị trực thuộc và 70.500 hộ kinh doanh hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân giai đoạn năm 2018 - 2022 tăng 6,3%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh là 3,6%. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân (trong đó bao gồm kinh tế cá thể) trong tổng GRDP của tỉnh năm 2017 đạt 70,7%; năm 2018 đạt 68,9%; năm 2019 đạt 67,3%; năm 2020 đạt 66,2%; năm 2021 đạt 67,6%; năm 2022 đạt 66,2%.

3. Quan tâm, hỗ trợ phát triển hoạt động kinh tế tập thể

Từ 2017 đến nay, đã tổ chức 160 cuộc tuyên truyền Luật, hướng dẫn thành lập mới hợp tác xã cho người dân nông thôn; tổ chức 40 lớp đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý; hỗ trợ kinh phí chi trả lương cho 33 cán bộ trẻ về làm việc cho 27 hợp tác xã, với hơn 1,7 tỷ đồng. Tổ chức 89 lượt củng cố, nâng chất hợp tác xã và rà soát đánh giá, hướng dẫn các hợp tác xã đạt chỉ tiêu 13.1 thuộc tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn ở 11 huyện, thị, thành. Thực hiện thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, trong đó chọn ra 10 hợp tác xã nông nghiệp (05 lĩnh vực trái cây, 05 lĩnh vực lúa gạo) để xây dựng thí điểm mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 07/2019/NQ-H ND, ngày 12/7/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch 372/KH-UBND, ngày 10/12/2021 về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, phê duyệt danh mục 109 dự án/kế hoạch liên kết. Đến nay, có 29 dự án/kế hoạch liên kết được phê duyệt triển khai với tổng kinh phí thực hiện là 107,5 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 19,4 tỷ đồng), huy động 29 hợp tác xã nông nghiệp, 40 doanh nghiệp, khoảng 940 hộ nông dân tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện 04 dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ về sầu riêng; thanh long; xoài cát Hòa Lộc; sản phẩm gà ác và sản phẩm chim cút trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030. Toàn tỉnh hiện có 01 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp và 251 hợp tác xã, 16 Quỹ Tín dụng nhân dân đang hoạt động.

Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuấn Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập663
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm640
  • Hôm nay80,743
  • Tháng hiện tại1,213,390
  • Tổng lượt truy cập34,799,035
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây