Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Thứ năm - 28/07/2022 03:00
Để tập hợp thêm ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế phục vụ hoàn thiện các dự thảo Đề án trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, sáng ngày 28-7, tại TP. Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự chủ trì và điều hành Hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Dự Hội thảo còn có đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học trong, ngoài nước; đại diện lãnh đạo các địa phương; các đại biểu đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.
Hội thảo đã tập hợp và tuyển chọn được hơn 60 tham luận, bài viết được chuẩn bị công phu, nghiêm túc của các đại biểu đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý.. . trong và ngoài nước. Hội thảo cũng nhận được các tham luận từ các chuyên gia quốc tế đến từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam.

Sau phát biểu đề dẫn của PGS. TS, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân và phát biểu định hướng, chỉ đạo của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, buổi Hội thảo đã lần lượt nghe các tham luận, Việt Nam: Vì mục tiêu hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 2030 do Bà CarolynTurk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trình bày; PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh với nội dung tham luận: Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP. Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; PGS.TS Lê Văn Thăng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh với tham luận: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất về chủ trương, mô hình, chính sách CNH, HĐH của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nghe phát biểu trực tuyến của Ông Roman Stollinger, Chuyên gia Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tại Việt Nam với nhan đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam - Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế; TS Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công thương, Bộ Công thương báo cáo: Đánh giá về năng lực cạnh tranh, mức độ độc lập, tự chủ của nền công nghiệp quốc gia và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2020 và các kiến nghị đề xuất cho giai đoạn đến năm 2030.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, Ban tổ chức Hội thảo tổ chức phiên thảo luận bàn tròn với sự tham gia của nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia, lãnh đạo các ngành, địa phương với chủ đề chính là: Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Định hình mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới; .. .

Phát biểu kết luận Hội thảo, TS Trần Tuấn Anh đã đánh giá cao các tham luận, cũng như các ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các tham luận và ý kiến phát biểu đã làm rõ thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để bổ sung, hoàn thiện Đề án thực hiện chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xuân Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập233
  • Máy chủ tìm kiếm65
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay89,529
  • Tháng hiện tại1,930,021
  • Tổng lượt truy cập40,299,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây