Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết là cần thiết và mang tính bền vững

Thứ hai - 27/06/2022 22:26
Tiền Giang, sốt xuất huyết (SXH) là dịch bệnh lưu hành địa phương và đã trải qua những trận dịch lớn gần đây vào năm 2004, năm 2007 với hơn 12.000 trường hợp mắc và 12 trường hợp tử vong. Thời gian qua, với việc vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Theo số liệu thống kê ghi nhận qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế, từ đầu năm đến ngày 05/6, toàn tỉnh có trên 1000 ca mắc SXH, 2 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc giảm 3,7%. Trong đó, huyện có số ca mắc SXH liên tục tăng cao là Cái Bè có 332 ca; Cai Lậy 170 ca; Châu Thành 149 ca…. CDC Tiền Giang dự báo trong thời gian tới số mắc có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch. Cho nên việc nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc chủ động phòng, chống sốt xuất huyết là cần thiết và mang tính bền vững.

Cán bộ CDC kiểm tra lăng quăng tại hộ gia đình.
Cán bộ CDC kiểm tra lăng quăng tại hộ gia đình.
Phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quan tâm chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng tại địa phương đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng. Duy trì mạng lưới cộng tác viên ở các xã, phường trọng điểm về sốt xuất huyết với mục tiêu phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lan rộng. Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết bằng cả hai biện pháp diệt quăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành không để lây lan. Phun hóa chất chủ động, dập dịch trên các địa bàn nguy cơ, có dịch. Đẩy mạnh việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức cố tình không xử lý các điểm nguy cơ trong khu vực mình quản lý, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng theo quy định của pháp luật, xem đây là một giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Các ban, ngành, đoàn thể có chỉ đạo xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở về việc lồng ghép nội dung phòng, chống sốt xuất huyết vào nội dung sinh hoạt, truyền thông định kỳ; đồng thời có biện pháp giám sát việc chấp hành của đoàn viên, hội viên trong tổ chức. Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện, thành, thị và các Trạm y tế phường, xã, thị trấn triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể. Xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động phòng, chống sốt xuất huyết.
 
Cộng đồng và cùng nhau bảo vệ cốc thả muỗi Wolbachia
 
Sau khi thu thập ý kiến đồng thuận của đại diện 1.080 hộ gia đình vào tháng 2/2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban Công văn 1358/UBND-KGVX, ngày 14/3/2022 đồng ý cho dự án thả muỗi vằn mang Wolbachia ra các địa bàn từ phường 1 đến phường 8 tại TP. Mỹ Tho, để giúp ngăn chặn sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do muỗi vằn truyền, bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh Sốt xuất huyết.

Phương pháp thả muỗi Wolbachia là một phương pháp tự nhiên, tự duy trì và có thể bảo vệ cộng đồng khỏi các bệnh do muỗi vằn truyền mà không gây hại cho môi trường sinh thái tự nhiên và sức khỏe con người. Wolbachia không thể truyền từ muỗi sang người cũng không thể tồn tại trong cơ thể người. Wolbachia chỉ ngăn cản sự phát triển của vi-rút Dengue trong cơ thể muỗi, vì thế có thể giảm khả năng muỗi truyền vi-rút sang người khác.

Để phương pháp này được triển khai toàn diện và có hiệu quả, mọi người hãy chia sẻ thông tin dự án đến với cộng đồng và cùng nhau bảo vệ cốc thả muỗi Wolbachia tại các địa phương đang được triển khai, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Việc thả muỗi mang Wolbachia không làm tăng số lượng muỗi tại địa bàn về lâu dài. Tuy nhiên, việc người dân bị muỗi đốt là không tránh khỏi. Do đó, lưu ý người dân vẫn nên áp dụng các biện pháp để tránh bị muỗi đốt, xua đuổi hoặc diệt muỗi như bình thường.

Nhìn chung, công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị từ các cấp ủy đảng, đến chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở tất cả các ngành, các cấp, nói chung là của mọi người, mọi nhà. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của mỗi người dân trong cộng đồng triển khai tốt các biện pháp thiết thực, hữu hiệu, bảo đảm sự bền vững trong hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết. Phải phối hợp thật tốt trong công tác phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ cuộc sống cho chính bản thân và gia đình mình, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thanh Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập360
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay45,116
  • Tháng hiện tại1,177,763
  • Tổng lượt truy cập34,763,408
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây