Học tập phong cách “nói đi đôi với làm” của Hồ Chí Minh

Thứ ba - 14/05/2013 04:40

Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu
Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo Bác trở thành một công việc thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, ngày 22-01-2013, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 71-HD/BTGTW về việc học tập chủ đề năm 2013: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.

Như vậy, chủ đề đã thể hiện rõ nội dung mà đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt  phải học tập theo Bác là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin phép được đề cập đến khía cạnh học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà trọng tâm là phong cách “nói đi đôi với làm”.

Trước hết, ta thấy khi đề cập đến cụm từ nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên thì đối tượng được nêu gương đó là quần chúng nhân dân; đối với đối tượng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt thì đối tượng được nêu gương ngoài quần chúng nhân dân thì còn phải nêu gương đối với cấp dưới.

Vậy nội dung nêu gương của cán bộ, đảng viên bao gồm những mặt nào? Đó là chúng ta phải nêu gương một cách toàn diện, từ thực hiện công việc chuyên môn đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chúng ta những người cán bộ, đảng viên phải nêu gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn. Trong đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cán bộ, đảng viên thì chúng ta cần phải nêu gương trên cả ba mối quan hệ, đó là: đối với mình, đối với người và đối với công việc. Đối với mình thì không được phép tự cao tự đại, tự mãn mà luôn phải thể hiện tinh thần cầu tiến. Đối với người, trước hết phải thể hiện thái độ khiêm tốn, thật thà, không dối trá. Đối với công việc, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải để việc công lên trên, lên trước việc tư.

Riêng đối với phong cách “nói đi đôi với làm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây có thể gọi là một trong những phong cách đặc trưng của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Khi đề cập đến phong cách “nói đi đôi với làm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động”(1).

Hồ Chí Minh đã không ít lần phê phán một số cán bộ chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác, nhưng một việc thiết thực cũng không làm được và Người đã yêu cầu cán bộ, đảng viên chúng ta nói là phải làm, “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”(2). Và Người chỉ rõ: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và những chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”(3).

Với phong cách “nói đi đôi với làm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã không ngừng củng cố lòng tin của các giai cấp, tầng lớp nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và cũng chính phong cách đó đã là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ta học tập và noi theo.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thể hiện rõ phong cách “nói đi đôi với làm”, nhất là việc tổ chức triển khai các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của cán bộ, đảng viên nói riêng và sự lãnh đạo của Đảng nói chung đối với quần chúng nhân dân.

Do vậy, để thực hiện có hiệu quả phong cách “nói đi đôi với làm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy rằng trước hết các tổ chức đảng, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nghiên cứu và học tập chủ đề năm 2013. Trong quá trình học tập, cần lưu ý liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và bản thân. Đồng thời, tự bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên luôn rèn luyện cho mình thái độ dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Có như vậy, việc học tập theo phong cách “nói đi đôi với làm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực.
--------------
(1) Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, NXB Sự thật, HN, 1990, tr. 64-65.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb.CTQG-ST, HN.2002, tập 5, tr.108.
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb.CTQG-ST, HN.2002, tập 5, tr.250
 

Nguyễn Văn Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập265
  • Máy chủ tìm kiếm58
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,655,914
  • Tổng lượt truy cập40,025,290
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây