Đồng chí Nguyễn Văn Thương qua hai nhà lao vẫn giữ vững khí tiết

Thứ ba - 19/11/2024 20:31
Từ giữa năm 1965, sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại về cơ bản, để cứu vãn chủ nghĩa thực dân mới, ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền và quân đội Sài Gòn, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đổ quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ vào trực tiếp tham chiến, đóng vai trò chủ yếu trên chiến trường miền Nam; quân đội Sài Gòn đóng vai trò hỗ trợ quân Mỹ và thực hiện bình định.

Lính Mỹ đã trực tiếp bắn giết Nhân dân, dùng bom đạn và các phương tiện chiến tranh hiện đại hủy diệt làng xóm, hủy diệt môi trường sinh thái ở miền Nam, có biết bao đồng bào, chiến sĩ dũng cảm đứng lên tham gia phong trào cách mạng, cùng cả nước đánh đuổi ngoại xâm. Hàng tấn bom pháo, chất độc hóa học, hàng trăm trận càn quét của Mỹ - ngụy nhằm dập tắt phong trào đấu tranh của quần chúng, nhưng vẫn không làm người dân nao núng. Lớp lớp thế hệ thanh niên lên đường tòng quân giết giặc, cứu nước, chẳng ngại hi sinh, tù đày, thương tật.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, anh thanh niên Nguyễn Văn Thương, sinh năm 1950, nguyên quán xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông đã sớm giác ngộ, tham gia cách mạng, làm du kích xã Tân Điền lúc mới 18 tuổi và cũng là đoàn viên xã, tham gia với các hoạt động nhằm rèn luyện, giáo dục lòng yêu nước. Ngày 28/4/1968, trong trận đánh càn vào rừng đước tại xã Tân Thành, đồng chí bị thương hai chân, mông và ngực, bị địch bắt giam ở Gò Công. Chúng tra tấn đồng chí rất dã man, mặc dù cơ thể đồng chí mang đầy thương tích. Đến tháng 10/1968 địch giải đồng chí Thương lên trại giam Cần Thơ chung với đồng chí Năm Đẳng (hiện về hưu ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) và đồng chí Ba Hội (hiện là cán bộ hưu trí ngụ phường 1, thành phố Gò Công). Trong thời gian ở trại giam Cần Thơ, đồng chí Thương được đồng chí Ba Lợi, ủy viên thư ký, Đảng ủy viên Đảng bộ nhà lao phân công nhiệm vụ liên lạc trong trại.

Đến ngày 10/10/1970, địch đày đồng chí Thương ra nhà lao Phú Quốc. Thời gian đầu, tù binh bốn vùng chiến thuật chuyển ra, địch cho giam chung, đầy khu này đến khu khác. Sau đó chấp hành lệnh của tòa đại sứ Hoa Kỳ và của Bộ Quốc phòng ngụy, trại giam tù binh Phú Quốc lọc ra và giam giữ riêng từng thành phần, địch còn thường xuyên cho đổi phân khu và xáo trộn tù binh trong các phân khu chiến sĩ để ngăn chặn việc tổ chức đào hầm, chui rào vượt ngục, đồng thời ngăn chặn không cho kịp tìm hiểu nhau để tổ chức, lãnh đạo đấu tranh. Sau đó đồng chí Thương bị giam cố định trong một nhà tôn khoảng 100 mét vuông, còn gọi là một phòng, khoảng từ 70 đến 120 tù nhân tùy khi đông khi ít. Chúng cho làm hai dãy sạp chạy suốt hai bên vách để tù binh ngủ, sinh hoạt rất nghiêm ngặt, tất cả theo quy định. Trong thời gian này, đồng chí Thương tổ chức rất nhiều cuộc đấu tranh với địch, nhưng cuộc đấu tranh lớn nhất là đòi quyền dân sinh, dân chủ liên quan đến quyền lợi tù binh (thức ăn, gạo, thuốc uống).

Khi còn công tác, đồng chí Thương được giữ chức vụ trung đội phó, tiểu đoàn D15, tham gia nhiều trận đánh, nhưng đồng chí Thương nhớ nhất 3 trận đánh ở ấp 7, xã Bình Xuân khóa kìm vào 02 ngày (ngày 07 và 08/4/1974). Kết quả tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng nhiều đồn bốt, đồng chí bị thương ở tay, sau đó rút về ấp Đồng Trinh, xã Đồng Sơn.

Sau ngày 30/4/1975 đồng chí Thương tiếp tục công tác đến năm 1983 về nghỉ hưu. Hiện cư ngụ tại phường 2, thành phố Gò Công. Năm 2015, mẹ đồng chí Thương là bà Phan Thị Mùi, sinh năm 1914 được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu danh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” vì bà có hai người con là liệt sĩ (liệt sĩ Nguyễn Văn Phước và liệt sĩ Nguyễn Thị Dễ). Trong sự phấn khởi pha lẫn chút tự hào về bản thân đã tham gia kháng chiến, trải qua hai nhà lao của địch, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng đồng chí Thương“vẫn giữ khí tiết” của người cách mạng, vẫn không bao giờ quên những đồng đội đã sát cánh chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập tư do của Tổ quốc.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Tiền    Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập221
  • Máy chủ tìm kiếm41
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay69,826
  • Tháng hiện tại1,567,388
  • Tổng lượt truy cập42,363,367
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây