Hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lớn

Thứ ba - 02/12/2014 07:41
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, đến ngày 25/11, địa phương đã cơ bản kết thúc năm lương thực 2014 với tổng diện tích xuống giống trên 230.000 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha, tăng 1,53 tạ/ha so với năm trước, tổng sản lượng lương thực đạt gần 1,37 triệu tấn, vượt 3,23% chỉ tiêu cả năm và tăng 0,44% so với năm trước.
Nông dân thu hoạch lúa hè thu
Nông dân thu hoạch lúa hè thu
Năm 2014, nông dân Tiền Giang trúng mùa nhờ tuân thủ lịch thời vụ gieo sạ đồng loạt né rầy và áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình thâm canh để đạt năng suất, sản lượng cao. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng siết chặt công tác kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp nhằm hạn chế tình trạng giống, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng lưu thông trên thị trường.

Bên cạnh đó, với việc ứng dụng rộng rãi mô hình canh tác tiên tiến: “Một phải năm giảm và công nghệ sinh thái”, IPM trên cây lúa, sử dụng nước tưới tiết kiệm, giảm lượng giống khi gieo sạ, cơ giới hóa sản xuất, liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn... đã giúp tiết giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, nông dân có thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Qua khảo sát cho thấy, nông dân đạt tổng giá trị sản xuất bình quân trên 101 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 30 triệu đồng/ha/năm, mức lãi đạt 42% tổng thu. Đáng chú ý, trong năm 2014, Tiền Giang có 7 doanh nghiệp tham gia liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn về sản xuất lúa trên tổng diện tích 3.385 ha với các hình thức: không đầu tư vật tư nhưng thu mua sản phẩm; đầu tư giống không tính lãi và thu mua sản phẩm; đầu tư toàn bộ vật tư nông nghiệp không tính lãi trong vụ sản xuất và thu mua sản phẩm.

Đến cuối tháng 11/2014, các doanh nghiệp tham gia liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã thu mua được trên 1.700 ha theo hợp đồng với sản lượng thu mua trên 11.300 tấn lúa hàng hóa. Hạch toán của ngành chức năng cho thấy, tùy thuộc vào giá thành sản xuất của từng giống lúa và giá thu mua của doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể, mô hình có lợi nhuận tăng thêm từ 1,2 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/ha so với sản xuất không có liên kết với doanh nghiệp. Từ đó, thiết thực mở ra hướng mới cho việc xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa mang tính bền vững.

Cẩm Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập450
  • Máy chủ tìm kiếm80
  • Khách viếng thăm370
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,675,889
  • Tổng lượt truy cập40,045,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây