Tiếp tục đổi mới hoạt động và nâng cao chất lượng văn học nghệ thuật ở Tiền Giang

Thứ hai - 29/07/2019 11:49

Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” ra đời đã có những tác động tích cực đến hoạt động văn học nghệ thuật trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất là trên lĩnh vực sáng tác và phổ biến tác phẩm.


Văn nghệ sĩ Tiền Giang trong chuyến đi thực tế sáng tác về đề tài “Xây dựng nông thôn mới” tháng 5-2019
Văn nghệ sĩ Tiền Giang trong chuyến đi thực tế sáng tác về đề tài “Xây dựng nông thôn mới” tháng 5-2019

Có thể thấy, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW và Chương trình hành động số 57 của Tỉnh ủy, ý thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật đã được từng bước nâng cao. Giới văn nghệ sĩ Tiền Giang đón nhận tinh thần Nghị quyết với sự đồng tình và phấn khởi; xác định đây là cơ hội cho hoạt động văn học, nghệ thuật, không những định hướng trong việc quản lý, tổ chức, sáng tạo, phát triển văn học, nghệ thuật mà còn kích thích sự cống hiến của văn nghệ sĩ.

Sự thống nhất đoàn kết trong hội viên và đội ngũ văn nghệ sĩ đã được củng cố và tăng cường, tạo động lực trong sáng tạo nghệ thuật; Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động văn học, nghệ thuật. Hoạt động văn học, nghệ thuật ở tỉnh Tiền Giang được triển khai sâu rộng và có bước phát triển quan trọng, số lượng tác phẩm được sáng tác tăng lên và ngày càng phong phú, đa dạng hơn, đội ngũ văn nghệ sỹ phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. 

Trong những năm qua, lực lượng hội viên và văn nghệ sỹ Tiền Giang phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp rất đáng trân trọng. Từ Đại hội đầu tiên vào năm 1979 chỉ có vài chục văn nghệ sỹ và một số ít hội viên Trung ương. Đến nay Hội đã có gần 400 hội viên thuộc 7 chuyên ngành: Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu, Múa và Văn nghệ dân gian với 71 hội viên Trung ương, chất lượng hội viên không ngừng được nâng cao.

Hội Văn học Nghệ thuật đã mở các lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm được nhiều văn nghệ sĩ tích cực tham dự, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ văn nghệ sĩ. Tiêu biểu như các cuộc hội thảo về “Xây dựng nền văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới”, hội thảo về “Giải pháp nâng cao chất lượng tạp chí Văn nghệ Tiền Giang”, tọa đàm sáng tác đề tài “Xây dựng nông thôn mới”, “Biển đảo Việt Nam”, “Mỹ thuật đương đại”, “Múa đương đại”, “Kỹ thuật nhiếp ảnh”, “Âm nhạc dân gian”, “Thơ Đường luật” v.v...


Phối hợp Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức khóa bồi dưỡng ca vọng cổ
dành cho công đoàn viên tháng 7-2019

Đội ngũ văn nghệ sĩ được nâng cao trình độ, tay nghề, bản lĩnh thông qua thực tiễn sáng tác. Từ 2014 đến nay, Hội đã sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ sáng tạo văn học nghệ thuật của Chính phủ tổ chức trên 50 trại sáng tác với gần 1.000 tác phẩm ra đời từ các trại sáng tác trên, góp phần nâng cao chất lượng sáng tác văn học nghệ thuật. Phong trào sáng tác luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ bằng nhiều hình thức. Hàng năm, lực lượng hội viên sáng tác từ 500 đến 700 tác phẩm trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của công chúng. Công tác xuất bản sách luôn được quan tâm đầu tư bằng nhiều hình thức, trong đó xuất bản nhiều đầu sách có giá trị như: Tuyển tập 30 năm Văn xuôi, tuyển tập 30 năm Thơ, tuyển tập 30 năm Mỹ thuật, tuyển tập 20 năm Nhiếp ảnh, Tuyển tập Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Tiền Giang từ 1975 đến nay v.v... Triển lãm tranh, ảnh được tổ chức thường xuyên phục vụ các sự kiện lớn trong năm; tham gia triển lãm khu vực, quốc gia và quốc tế. Phổ biến tác phẩm qua biểu diễn sân khấu, tổ chức hội thi, dàn dựng chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm... Mỗi năm với hàng trăm ca khúc, ca cổ, kịch bản sân khấu, tranh, ảnh đã được đưa đến công chúng. Chú trọng nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ Tiền Giang và trang Thông tin điện tử của Hội. Đây là kênh thông tin quan trọng của Hội, góp phần quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật với công chúng trong và ngoài tỉnh.

5 năm qua Hội đã xuất bản 18 đầu sách; phát hành 30 số Tạp chí Văn nghệ Tiền Giang, tổ chức trên 20 cuộc thi; trên 30 cuộc triển lãm; Giới thiệu tác giả - tác phẩm; dàn dựng - biểu diễn với hàng trăm cuộc; Đầu tư chất lượng cao cho hơn 40 tác giả với trên 200 tác phẩm, công trình đạt chất lượng tốt về tư tưởng nội dung và hình thức nghệ thuật. Hội VHNT tham mưu UBND tỉnh tổ chức xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Thủ Khoa Huân (định kỳ 5 năm một lần). Đã tổ chức xét tặng đến lần thứ II, với gần 40 tác phẩm, công trình có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh về đất và người Tiền Giang trong hai cuộc kháng chiến và trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.


Các tác giả tham gia buổi tọa đàm về truyện ngắn

Bên cạnh các hoạt động mang tính chuyên nghiệp, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh còn làm nòng cốt xây dựng phong trào văn học, nghệ thuật ở các cơ quan, ban ngành và một số địa phương, các câu lạc bộ trong tỉnh... Qua đó, tập hợp anh chị em có khả năng sáng tác các loại hình văn học, nghệ thuật nhưng chưa là hội viên, nhất là lực lượng trẻ của một số trường học trong tỉnh.

Sau khi có Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội đã thành lập Ban Lý luận phê bình văn học nghệ thuật tổ chức các hội thảo thường xuyên đi sâu vào phân tích, phê phán những quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật. Đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà luôn kiên định, vững tin đối với Đảng, gắn bó sâu sắc với đời sống nhân dân, toàn tâm phấn đấu nâng cao chất lượng sáng tác. Hoạt động văn học, nghệ thuật của Tiền Giang đã khẳng định vị thế của mình trong đời sống xã hội, tạo được chỗ đứng vững chắc trong nền văn học, nghệ thuật của cả nước. Tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống tinh thần của nhân dân; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Tuy nhiên, hoạt động văn học nghệ thuật hiện vẫn còn một số khó khăn như: Nhận thức về văn học, nghệ thuật trong một số cấp ủy Đảng, chính quyền tuy có nâng lên, nhưng từng lúc, từng nơi chưa đầy đủ; chưa thấy hết được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người, nhất là trong điều kiện hiện nay nhiều giá trị chuẩn mực đạo đức đang bị xuống cấp. Kinh phí đầu tư cho sáng tác và phổ biến tác phẩm văn hóa, văn nghệ còn dàn trải chưa đáp ứng nhu cầu. Công tác thu hút các tài năng sáng tác trẻ còn trở ngại; công tác quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chưa thường xuyên, liên tục. Đời sống của nhiều văn nghệ sỹ khó khăn, chưa kích thích tính sáng tạo và lao động nghệ thuật. Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật có nhiều vấn đề cần được tiếp tục triển khai. Đầu tư cho hoạt động văn học nghệ thuật còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ như việc đào tạo đội ngũ kế thừa, đi thực tế sáng tác, phổ biến tác phẩm phục vụ công chúng, công tác xuất bản, nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ Tiền Giang, xây dựng các chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm... chưa tương xứng.

Để tháo gỡ những vướng mắc đó, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật đến công chúng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: trưng bày, triển lãm, biểu diễn, xuất bản phát hành, giới thiệu thông qua hệ thống thư viện, trung tâm văn hóa... góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho công chúng. Song song đó, Nhà nước cần thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc huy động xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư; Đảm bảo sự đồng bộ trong việc thu hút và khuyến khích các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, vừa phát huy tính sáng tạo của nghệ sỹ, vừa mang tính hiệu quả về kinh tế - xã hội, tiếp tục góp phần xây dựng một nền văn học nghệ thuật hướng con người tới chân - thiện - mỹ, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Lê Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập432
  • Máy chủ tìm kiếm63
  • Khách viếng thăm369
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,676,916
  • Tổng lượt truy cập40,046,292
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây