Tiền Giang: Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024

Thứ năm - 04/07/2024 02:17
Trong 6 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, chỉ đạo điều hành toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm của Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực, đồng thuận của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, kế hoạch của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý sau cao hơn quý trước, quý I/2024 tăng 4,47%, quý II/2024 tăng 6,63%, 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5,56%.

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

Công tác kiểm tra, xử lý tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản luôn được tập trung thực hiện, hướng dẫn, xử lý kịp thời. Thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn mặn, đảm bảo nước sinh hoạt cho Nhân dân, nhất là ở các huyện phía Đông.

Toàn tỉnh có 138/138 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 51 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 04 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 03 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 06 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

- Phát triển công nghiệp và xây dựng

Tình hình sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Chỉ số công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng 9,3% so cùng kỳ. Tổng số dự án đầu tư tại các khu công nghiệp là 112 dự án với tổng vống đầu tư là 2,6 tỷ USD (vốn FDI) và 4.487 tỷ đồng (vốn DDI).

Hiện có 04 cụm công nghiệp đang hoạt động thu hút 68 dự án, trong đó có 06 dự án FDI với tổng vống đầu tư 200 triệu USD và 998,2 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 45,7 ha/77,6ha, đạt 58,9% diện tích đất công nghiệp cho thuê. Tỷ lệ đô thị hóa theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP, ngày 07/11/2022 của Chính phủ đạt 31,25%.

- Phát triển thương mại, dịch vụ

Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 44.221 tỷ đồng, đạt 49,7% kế hoạch, tăng 9,7 % so cùng kỳ.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 2.996 triệu USD, đạt 59,32% kế hoạch, tăng 10,9% so cùng kỳ. Nhập khẩu 1.500 triệu USD, đạt 60% kế hoạch, tăng 6,5% so cùng kỳ.

Lượng khách du lịch tăng trưởng tốt, có 820 ngàn lượt, đạt 49,7% kế hoạch, tăng 19% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 262 ngàn lượt, tăng 31,1%.

Vận chuyển hành khách được 9.457 ngàn hành khách, tăng 15,1% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa được 8.858 ngàn tấn, tăng 21,4% so cùng kỳ.

- Thu chi ngân sách

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6.078 tỷ đồng, đạt 69,1% dự toán năm, tăng 23,1% so cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 5.943 tỷ đồng, đạt 69,7%, tăng 24,4% so cùng kỳ.

Chi cân đối ngân sách 7.236 tỷ đồng, đạt 48,9% dự toán năm, tăng 17,5% so cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư phát triển 2.801 tỷ đồng, đạt 57,4%, giảm 0,6% so cùng kỳ.

- Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,23% so tháng 4/2024; tăng 5,23% so cùng kỳ. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 4,39% so cùng kỳ.

- Vốn đầu tư phát triển, trong 6 tháng đầu năm 2024 là 20.683 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch, tăng 11,7% so cùng kỳ. Triển khai thực hiện vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư công năm 2024 với tổng vốn 4.974 tỷ đồng; tổng giá trị giải ngân 2.734 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch, tăng 4,7% so cùng kỳ.

Thu hút đầu tư được 05 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.692 tỷ đồng; có 08 dự án đăng ký tăng vốn 1.292 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư thu hút 6 tháng đầu năm đạt 7.984 tỷ đồng, tăng 4,1 lần so với cùng kỳ. Cấp mới 02 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký là 20 triệu USD và điều chỉnh Giấy chứng nhân đăng ký đầu tư cho 28 lượt dự án, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ với tổng vốn điều chỉnh là 32,4 triệu USD; nâng tổng vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2024 là 52,4 triệu USD.

- Phát triển doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 454 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 2.990 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 49,6% về số lượng và tăng 2,6% về vốn đăng ký so cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 6/2024, toàn tỉnh có 6.115 doanh nghiệp và 5.103 đơn vị trực thuộc doanh nghiệp đang hoạt động.

- Hoạt động văn hóa, xã hội

Ngành giáo dục và đào tạo hoàn thành nhiệm vụ năm học 2023 - 2024; triển khai Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Toàn ngành giáo dục và đào tạo, có 18.325 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đối với cấp trung học phổ thông là 100%, trung học cơ sở là 78,49%, tiểu học là 81, 9% và mầm non là 86,9%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 71,3% (cuối năm 2023 là 69,94%); trong đó, mầm non 67,55%, tiểu học là 87,34%, trung học cơ sở là 64,52%, trung học phổ thông là 65,79%. Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Trung học phổ thông tỉnh Tiền Giang có 54 thí sinh dự thi; trong đó, có 18 thí sinh đạt giải, tăng 09 giải so với năm học 2022 - 2023.

Cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư từ tỉnh đến cơ sở; các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân; công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm; triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao y đức phục vụ tốt người bệnh tại các cơ sở khám và điều trị trong toàn ngành. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1%.

Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động, giúp lao động có việc làm ổn định; công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt kết quả tích cực, giải quyết nhiều lao động của tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, giải quyết việc làm cho 8.450 lao động, đạt 47% kế hoạch, tăng 24,3% so cùng kỳ; trong đó, đưa 248 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 62% kế hoạch, tăng 9,7% so cùng kỳ.

Tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng mừng Xuân, tuyên truyền các ngày Lễ, kỷ niệm của đất nước, của tỉnh. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng với nhiều giải pháp thực hiện gắn với các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, phường, thị trấn văn minh đô thị; toàn tỉnh hiện có 95,97%, hộ đạt 03 tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tăng 1,32% so với cùng kỳ năm 2023; 1005/1005 ấp (khu phố) văn hóa, đạt tỷ lệ 100%; 170 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá (gồm 138 xã; 8 thị trấn; 24 phường); 69 chợ văn hóa; 18 công viên văn hóa; 951 con đường văn hóa, 569 cơ sở thờ tự văn hóa.

Nhằm tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh đề ra, các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương cần chủ động phối hợp và tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm:
 
- Tập trung hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt; triển khai thực hiện hiệu quả, tạo động lực tăng trưởng mới.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 10-NQ/TU về phát triển kinh tế-đô thị 3 vùng; Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

- Nắm bắt, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; triển khai các giải pháp đẩy mạnh cuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng; tích cực, chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp.

- Thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2024-2025; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công các công trình, dự án lớn trên địa bàn tỉnh. Tập trung triển khai thi công các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách tỉnh, của trung ương, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch giao.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo ở các ngành học, cấp học; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn tạo nguồn lao động đưa đi làm việc nước ngoài; kiện toàn và ổn định tổ chức hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, chú trọng chuyển đổi số trong ngành du lịch.
 

T.An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay128,889
  • Tháng hiện tại2,358,541
  • Tổng lượt truy cập46,173,246
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây