Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại trên báo chí địa phương

Thứ sáu - 21/06/2013 03:34
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại và công tác tư tưởng nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm lập trường của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực; giới thiệu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác thông tin đối ngoại góp phần quảng bá du lịch Tiền Giang. Ảnh: vccinews.vn
Công tác thông tin đối ngoại góp phần quảng bá du lịch Tiền Giang. Ảnh: vccinews.vn
Mặt khác, công tác thông tin đối ngoại còn có vai trò quan trọng là thông tin có định hướng về tình hình quốc tế cho nhân dân trong nước; chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Bộ chính trị; chiến lược, chương trình hành động của Chính phủ về công tác thông tin đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại của tỉnh (trong đó có thông tin đối  ngoại trên các cơ quan báo chí) trong một số năm gần đây đã có bước phát triển và đạt nhiều kết quả: Nội dung thông tin phong phú và kịp thời hơn. Phương thức hoạt động đã có sự đổi mới, linh hoạt hơn, bước đầu áp dụng các công nghệ hiện đại trong công tác thông tin đối ngoại. Các lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại được tăng cường. Đối tượng, địa bàn hoạt động thông tin đối ngoại được mở rộng. Hiệu quả công tác đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị đã được nâng lên từng bước.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, nếu nghiêm túc đánh giá thì công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại trên các cơ quan báo chí địa phương còn một số hạn chế như: Nội dung thông tin chưa thật phong phú, kịp thời, thiếu chiều sâu. Việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Tiền Giang ra bên ngoài tuy có làm nhưng chưa được thường xuyên, thiếu sinh động. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên trách làm công tác đối ngoại với các cơ quan báo chí trong triển khai thực hiện kế hoạch công tác thông tin đối ngoại. Phương tiện thiết bị phục vụ công tác thông tin đối ngoại tuy có được đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thông tin tuyên truyền (trong đó có thông tin đối ngoại) trong điều kiện “bùng nổ thông tin” và thiết bị công nghệ tiên tiến phát triển nhanh chóng. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên thực hiện mảng thông tin đối ngoại thiếu (cả về số lượng và yêu cầu chuyên môn). Tình trạng bị động, lúng túng và năng lực hạn chế trong đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc và luận điệu sai trái chậm được khắc phục.Thông tin đối nội và đối ngoại chưa gắn kết, phối hợp nhịp nhàng, còn sơ hở để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động. Các sản phẩm thông tin đối ngoại, đặc biệt bằng tiếng nước ngoài, chưa được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng, làm hạn chế hiệu quả thông tin cho các nhóm đối tượng.

Hiện nay trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, còn có những khó khăn thử thách lớn như: Tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Kinh tế - xã hội của Việt Nam, của tỉnh tiếp tục được cải thiện, nhưng sẽ còn nhiều khó khăn. Các nước lớn tăng cường “sức mạnh mềm” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục… Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông ngày càng gay gắt, phức tạp. Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với bạn bè quốc tế; bối cảnh trên đã đặt công tác thông tin đối ngoại trước những thách thức mới.

Để góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thiết nghĩ cần lưu ý một số việc sau:

Một là, các cơ quan báo chí cần căn cứ vào chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại của Chính phủ, của tỉnh để xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung thông tin đối ngoại trên báo, đài. Trong đó tăng cường nội dung thông tin về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của tỉnh trong phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư. Giới thiệu, quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, truyền thống; những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, của tỉnh. Kịp thời thông tin có định hướng về tình hình quốc tế cho nhân dân trong tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền biển đảo; chọn lọc, tiếp thu, giới thiệu những tinh hoa văn hóa thế giới. Phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường và nâng cao chất lượng các bài viết phản bác những thông tin sai trái, xuyên tạc.

Hai là, trong thông tin cần phải “chính xác, kịp thời, sinh động, hợp đối tượng”.

Trước hết cần phải chính xác, không những về chủ trương, đường lối và các chính sách, mà cả về các sự kiện, diễn biến, về tài liệu, số liệu. Các thông tin, lập luận đưa ra phải phản ánh đúng sự thật. Các sự kiện, diễn biến và số liệu cần phải chính xác, thống nhất. Những thông tin sai lệch, số liệu không chính xác sẽ gây sự hoài nghi, mất niềm tin của công chúng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thông tin đối ngoại về lâu dài. Thực tế cho thấy, các phần tử chống đối thường lợi dụng những số liệu thiếu nhất quán, những phát biểu không thống nhất giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ban, ngành, giữa các cơ quan để xuyên tạc, kích động, gây nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ của ta.

Các hoạt động nhằm cung cấp thông tin cần phải theo sát và phục vụ kịp thời những nhiệm vụ chính trị lớn ở trong nước, của tỉnh và những diễn biến của tình hình trên thế giới, khu vực (nhất là những diễn biến có tác động đến Việt Nam) và được đông đảo dư luận nhân dân quan tâm. Nội dung, hình thức và phương thức thông tin phải sinh động, hấp dẫn và phong phú. Thông tin bằng nhiều phương thức, báo chí cần khai thác tốt thông tin qua các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, của lãnh đạo tỉnh (đoàn ra, đoàn vào); qua các hoạt động văn hóa, các hoạt động festival, lễ hội, triển lãm, qua các hội nghị xúc tiến đầu tư… Việc lựa chọn, kết hợp các phương thức thông tin cần đảm bảo chặt chẽ, có tính hiệu quả.

Ba là, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ chuyên trách (lực lượng nầy cần có nhận thức và bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy bén, có trình độ và năng lực chuyên môn tốt) để làm tốt công tác tuyên truyền đối ngoại.

Bốn là, cần có kết họach đầu tư, trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết, hiện đại để tăng cường thông tin đối ngoại ra bên ngoài.

Thanh Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm196
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,655,050
  • Tổng lượt truy cập40,024,426
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây