Đổi mới phương thức công tác tuyên truyền hiện nay

Thứ năm - 24/07/2014 20:04
“Đổi mới phương thức công tác tuyên truyền hiện nay” là chủ đề cuộc tọa đàm do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 24/7 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực và đồng chí Lâm Phương Thanh, Phó trưởng ban.
Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận tọa đàm. Ảnh: Tuấn Anh
Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận tọa đàm. Ảnh: Tuấn Anh
Tham dự tọa đàm có các đồng chí Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương): Hà  Đăng, Hữu Thọ cùng đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực công tác tuyên truyền, tư tưởng - văn hóa; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ sở đào tạo và Ban Tuyên giáo tỉnh, thành trên cả nước; đại diện các vụ, đơn vị trong Ban Tuyên giáo Trung ương. 

Ban tổ chức đã nhận được hơn 20 tham luận đầy tâm huyết và sâu sắc của các đồng chí nguyên lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo một số tỉnh, thành ủy; Ban Tuyên giáo đảng ủy các doanh nghiệp; lãnh đạo một số vụ, đơn vị trong Ban.
 
Báo cáo đề dẫn tọa đàm do đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lâm Phương Thanh trình bày, khẳng định: Là một trong ba bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền luôn được coi là công tác cách mạng đầu tiên của bất cứ tổ chức cách mạng và giai cấp cách mạng nào, nhằm truyền bá hệ t­ư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng, xây dựng và củng cố tình cảm, nhân cách, thế giới quan, niềm tin đồng thời tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó.
 
Đồng chí Lâm Phương Thanh nêu rõ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Tuyên giáo, trong 84 năm qua, công tác tuyên truyền đã có những đóng góp tích cực vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống quan điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Công tác tuyên truyền đã thể hiện vai trò quan trọng, vị trí tiên phong trong việc cung cấp và định hướng thông tin trước những diễn biến phức tạp, khó lường từ tình hình trong nước và quốc tế, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
 
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền hiện nay vẫn còn những tồn tại, yếu kém. Nội dung tuyên truyền nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Phương thức tuyên truyền còn lạc hậu, sức thuyết phục chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tuyên truyền trong tình hình mới, đặc biệt là trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, internet. Năng lực tổng hợp, dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng, phát hiện, tham mưu giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa cao. Công tác tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng còn thụ động, thiếu sắc bén, thiếu thuyết phục. Tuyên truyền điển hình, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt chưa đủ sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ quần chúng.
 
Các tham luận và ý kiến phát biểu tại tọa đàm đã đề cập đến nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn của công tác tuyên truyền, như:  kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền ở Trung ương, địa phương, doanh nghiệp; công  tác tuyên truyền ở các địa bàn, lĩnh vực, đối tượng; khẳng định công tác tuyên truyền đã có những đóng góp tích cực vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; đấu tranh chống quan điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Các đại biểu cũng nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, công tác tuyên truyền phải có sự đổi mới thực sự cả về nội dung, cách thức theo hướng chủ động kịp thời hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn, toàn diện, hiệu quả hơn; đề nghị cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp hiện đại trong công tác tuyên truyền…
 
Phát biểu kết luận tọa đàm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh: Câu chuyện đổi mới phương thức công tác tuyên giáo nói chung, tuyên truyền nói riêng không phải là câu chuyện mới, đã được đề cập từ nhiều năm nay, tuy nhiên việc đổi mới và thực hiện vẫn chưa thực sự phát huy chất lượng, hiệu quả. Điều đó cho thấy đây là một công việc khó, đòi hỏi phải có sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền.
 
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại tọa đàm, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng lưu ý một số vấn đề cần quan tâm để việc đổi mới công tác tuyên truyền đi vào thực chất, hiệu quả:
 
Thứ nhất, cần chú trọng đổi mới tư duy - đổi mới phương pháp tiếp cận, coi đây là cơ sở để đổi mới công tác tuyên truyền.
 
Thứ hai, tăng cường đối thoại, trao đổi, tranh luận. Đây là một trong những đặc trưng quan trọng nhất, nhằm khắc phục tình trạng độc thoại, áp đặt, quy chụp trong công tác tuyên truyền…
 
Thứ ba, mỗi cán bộ làm công tác tuyên truyền cần phải nghiên cứu và nắm vững cơ sở khoa học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tránh tư biện.
 
Thứ tư, chủ động nắm vững lĩnh vực công nghệ thông tin, internet… Đồng thời quan tâm đổi mới công tác tuyên truyền bắt đầu từ việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh những vấn đề nhạy cảm mà cuộc sống đòi hỏi phải trả lời; nói ngắn, viết ngắn, thông tin nhanh, đi vào những nội dung trọng tâm, cốt lõi…
 
Thứ năm, trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, công tác tuyên truyền cần lưu ý đến việc thông tin có trọng tâm trong từng thời kỳ, qua đó tiếp cận được bản chất của những vấn đề mà xã hội quan tâm.

Nguồn tin: Tuyengiao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập291
  • Máy chủ tìm kiếm69
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay69,110
  • Tháng hiện tại2,004,739
  • Tổng lượt truy cập40,374,115
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây