Chú trọng công tác đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình, giáo trình học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, các cấp ủy Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW; Hướng dẫn 02-HD/TW của Ban Bí thư về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới; trong thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng; giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng; quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng bộ; chủ động và kịp thời đấu tranh với các hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học Tiền Giang, các trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm chính trị các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, tổ chức thảo luận các môn học chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh. Trong giảng dạy, phát huy tính tự giác, chủ động của người học, tăng cường thảo luận, giúp người học vận dụng những kiến thức lý luận vào công tác lãnh đạo, quản lý cơ sở.
Ngành giáo dục, đưa nội dung học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kết luận 94- KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân vào các chương trình giảng dạy tích hợp, lồng ghép trong các bộ môn như: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân; các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ cho học sinh các cấp học, bậc học với các nội dung, phương pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện có hiệu quả các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên lĩnh vực nghiên cứu lý luận chính trị: Trường Chính trị tỉnh có 02 đề tài khoa học (01 đề tài cấp cơ sở và 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh); tập bài giảng với chủ đề “Thực tiễn và kinh nghiệm y dựng, phát triển tỉnh Tiền Giang” năm 2021; tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đã phối hợp với Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học về “Vai trò của trường chính trị trong việc phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tư ng chính trị; đạo đức, lối sống; tự diễn biến, tự chuyển hóa”; “Nâng cao công tác quản lý đào tạo trường chính trị trong giai đoạn hiện nay” và “Giải pháp y dựng trường chính trị tỉnh đạt chuẩn vào năm 2025 đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay”; “Cập nhật Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào bài giảng Trường Chính trị Tiền Giang”… Duy trì thực hiện nền nếp Tập san “Lý luận và thực tiễn” 03 số/năm.
Trường Đại học Tiền Giang thực hiện có hiệu quả 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực nghiên cứu lý luận chính trị: “Nâng cao chất lượng dạy và học các học phần lý luận chính trị Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2025” và “Tạo hứng thú đối với sinh viên trong học phần tư tư ng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Tiền Giang” (giáo trình tập huấn) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đưa ra được các giải pháp phù hợp, thiết thực trong học tập cho sinh viên gắn với đặc thù học phần tư tưởng Hồ Chí Minh và cập nhật thông tin thời sự, quan điểm Đại hội XIII và các nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII vào trong giảng dạy.
Để công tác lý luận và nghiên cứu lý luận đi sâu, đi sát cuộc sống, có tính dự báo và đạt hiệu quả cao; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và những đòi hỏi thực tiễn trong công cuộc đổi mới, các cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030; Hướng dẫn 02-HD/TW của Ban Bí thư về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu và vận dụng phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên bảo đảm về chất lượng; khả năng truyền đạt, nắm bắt và định hướng dư luận.
Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lý luận, công tác giáo dục lý luận chính trị. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác nghiên cứu lý luận theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.