Tiền Giang: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ sáu - 13/09/2024 01:07
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt được nhiều kết quả thiết thực, giúp hàng chục ngàn người được đào tạo nâng cao tay nghề và tìm kiếm được việc làm mới, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ ở các địa phương, giúp nhiều người nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tư vấn đào tạo nghề cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cai Lậy
Tư vấn đào tạo nghề cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cai Lậy
Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Nguồn lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng; mạng lưới cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được kiện toàn, một số cơ sở được đầu tư theo hướng hiện đại, chuẩn hóa. Chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn từng bước gắn với nhu cầu, nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân; các dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn được quan tâm triển khai. Việc đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo bước đột phá về chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn; đã hỗ trợ đào tạo nghề 42.289 lao động nông thôn (trong đó, 9.763 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, lao động nữ, các đối tượng chính sách), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh.

Trong thời gian tới, để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả thiết thực, hiệu quả các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung:

1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương gắn với yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động. Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động trong các khu công nghiệp, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ, người cao tuổi còn đủ sức khoẻ có nhu cầu tham gia thị trường lao động.

2. Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cập nhật nghề, chuẩn hóa nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với thị trường lao động, nhu cầu học nghề, việc làm của người dân; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ , thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.

3. Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí và đời sống của người dân nông thôn; về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tích cực quảng bá, nhân rộng những mô hình hay, điển hình tốt sau học nghề.

4. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; triển khai các chương trình, đề án đào tạo, đào tạo lại phục vụ chuyển đổi nghề cho người dân do biến đổi khí hậu và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ .

5. Bảo đảm nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hoàn thiện chính sách hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau học nghề; thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, nhất là ở những ngành, nghề, những nơi có điều kiện. Tiếp tục đầu tư đồng bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, nhất là những nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có chất lượng; huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nghệ nhân, doanh nhân, người sản xuất giỏi, lao động có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thanh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập795
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm776
  • Hôm nay71,739
  • Tháng hiện tại1,204,386
  • Tổng lượt truy cập34,790,031
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây