Một số định hướng trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thứ ba - 18/03/2025 23:01
“Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc”. Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu phát triển đất nước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc”; ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; với 05 quan điểm chỉ đạo cần quán triệt trong tổ chức thực hiện là:
Hội thi sáng tạo kỹ thuật, “sân chơi” thiết thực, bổ ích cho tập thể, cá nhân doanh nghiệp, người lao động, trí thức, học sinh, sinh viên đam mê đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị thu được cho đơn vị, cá nhân và góp phần phát triển kinh tế,
Hội thi sáng tạo kỹ thuật, “sân chơi” thiết thực, bổ ích cho tập thể, cá nhân doanh nghiệp, người lao động, trí thức, học sinh, sinh viên đam mê đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị thu được cho đơn vị, cá nhân và góp phần phát triển kinh tế,
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng.  Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi, trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm". Chú trọng bảo đảm nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhân tài. Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí"; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.

Phát triển nhanh và bền vững, từng bước tự chủ về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược; ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ Việt Nam gắn với nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chú trọng nghiên cứu cơ bản, tiến tới tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế.

 Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin của tổ chức và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và các Văn bản có liên quan của Trung ương, ngày 25/2/2025, Tỉnh uỷ Tiền Giang đã ban hành chương trình số 71-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh. Chương trình đã xác định một số định hướng chính trong quá trình tổ chức thực hiện đó là:

Về mục tiêu, tỉnh xác định đến năm 2030

Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều  lĩnh vực quan trọng, thế mạnh của tỉnh, thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của cả nước, có ít nhất 1 doanh nghiệp đạt mức tiên tiến. Xếp hạng về đổi mới sáng tạo (PII) thuộc nhóm 30, chuyển đổi số (DTI) thuộc nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước.  Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt mức 55%. Tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt tối thiểu 50%. Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 20% GRDP của tỉnh. Tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt đạt 80%. Tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 40% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có tối thiểu 40 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số góp phần quan trọng xây dựng, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, con người, đóng góp vào chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh duy trì trên 0,7.

Bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo công lập được sắp xếp lại bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo. Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 01 đến 02 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực, vùng. Số lượng công bố khoa học, số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng hằng năm, tỉ lệ khai thác thương mại đạt 8-10%. Hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại; từng bước làm chủ một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, thông tin di động 5G, 6G, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi; 100% người sử dụng có khả năng truy nhập băng rộng cố định với tốc độ trên 1Gb/s, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G toàn tỉnh. Hoàn thành xây dựng đô thị thông minh đối với thành phố Mỹ Tho; thu hút các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại tỉnh. Quản lý nhà nước từ tỉnh đến cấp xã trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt các hệ thống giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; hoàn thành việc xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số. Phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hóa số đạt mức cao trong các tỉnh, thành phố.

Tầm nhìn đến năm 2045

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa tỉnh trở thành một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phấn đấu thuộc nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII), nhóm 15 địa phương dẫn đầu về chỉ số về chuyển đổi số (DTI); có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GRDP của tỉnh. Tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp công nghệ số gắn với thế mạnh của tỉnh, như công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử và viễn thông, giải pháp công nghệ số cho nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết quan trọng này, tỉnh cũng đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp như:

Thứ nhất, Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí tế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chyển đổi số.

Thứ hai, Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ ba, Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ tư, Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ năm, Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Thứ sáu, Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Thứ bảy, Tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết vùng trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thanh Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập458
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm429
  • Hôm nay29,142
  • Tháng hiện tại117,177
  • Tổng lượt truy cập50,583,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây