Triển khai kế hoạch tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới

Thứ ba - 31/08/2021 03:22
Ngày 16/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch 25-KH/TU về thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW (gọi tắt là Chỉ thị 06) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Kế hoạch nêu rõ phải đảm bảo 03 mục tiêu, yêu cầu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, quán triệt sâu rộng Chỉ thị 06 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Thứ hai, xác định rõ hoạt động của gia đình là trọng tâm trong các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; công tác xây dựng gia đình là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức.

Thứ ba, các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch triển khai và nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chú trọng kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị khi xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn chú trọng đưa nội dung công tác xây dựng gia đình vào chương trình, kế hoạch gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới để thực hiện.

Nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu nêu trên, các đơn vị liên quan phải thực hiện 05 nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của địa phương, đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội; gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.

Các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xây dựng gia đình gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Kết luận 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kế hoạch 03-KH/TU, ngày 23/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị; tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng gia đình. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Thứ hai, thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến xây dựng gia đình, đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật trẻ em, Pháp lệnh Dân số đến hộ gia đình, nhất là hộ gia đình trẻ. Cung cấp các kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ; các chuẩn mực, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của dòng họ; chủ động phòng ngừa các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến gia đình.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh. Nâng cao chất lượng vận động, thuyết phục của các tổ hòa giải, các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, bạo lực gia đình, xóa bỏ các thủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.

Chú trọng hơn nữa việc xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu; mô hình gia đình vượt khó vươn lên, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đẩy mạnh công tác định hướng, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với gia đình cho học sinh, sinh viên. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Thực hiện các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.

Thứ ba, thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách, pháp luật về gia đình; tập trung nguồn lực từ ngân sách, huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các giải pháp cung cấp dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm lo, giúp đỡ kịp thời các hộ nghèo, khó khăn phát triển kinh tế bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình đẳng giới để nâng cao năng lực tự chủ của mỗi gia đình, đảm bảo cho các gia đình có cơ hội tiếp cận sự bảo trợ của Nhà nước, ổn định cuộc sống, chăm lo giáo dục con cái; chăm sóc người cao tuổi, bệnh tật. Gắn việc thực hiện công tác gia đình với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, tăng cường quản lý Nhà nước về công tác xây dựng gia đình; quản lý chặt chẽ chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật; xử lý nghiêm các hành vi kết hôn trái pháp luật, tảo hôn, cưỡng ép hôn, cưỡng ép ly hôn, bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác xây dựng gia đình. Mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn hỗ trợ hôn nhân và gia đình.

Thứ năm, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xây dựng gia đình, nhất là triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến gia đình. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy vai trò giám sát, phản biện các chính sách liên quan đến công tác xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ.
Để thực hiện 5 nhiệm vụ và giải pháp nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tổ chức phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch cụ thể, sát thực tiễn, đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 06 của Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ban thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) để theo dõi, chỉ đạo.

Ban Cán sự đảng lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xây dựng gia đình gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, chương trình giáo dục quốc gia về gia đình; bố trí nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng gia đình, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các địa phương còn khó khăn.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình, tham gia xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả, chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Chủ động giám sát việc thực hiện công tác gia đình, tham gia phản biện đối với các chính sách dành cho gia đình.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 06 của Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

Kim Truyện

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập410
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm376
  • Hôm nay96,039
  • Tháng hiện tại1,228,686
  • Tổng lượt truy cập34,814,331
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây