Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030

Thứ ba - 31/08/2021 03:20
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nguy cơ, thách thức tiềm ẩn và yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, góp phần giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngày 25/8/2021, Tỉnh ủy Tiền Giang ban hành Kế hoạch 26-KH/TU về thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 06/7/2021 của Ban Bí thư và Hướng dẫn 20-HD/BTGTW, ngày 06/8/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030. Theo đó, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong toàn tỉnh tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
 

Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS gắn với thực hiện Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người; Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS trước năm 2030; tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS và mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030 là “Khi số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt dưới 1.000 trường hợp/năm; tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân; tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%”; nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhất là không kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại gia đình, cộng đồng, nơi học tập, làm việc. Đồng thời, xem đây là một tiêu chí để đánh giá hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, đảng viên trong xây dựng gia đình văn hóa, ấp (khu phố) văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, phường văn minh đô thị.
 
Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, về phòng, chống HIV/AIDS. Nội dung tuyên truyền cần kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS với thông tin kiến thức và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; các biện pháp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV; những nguy cơ tiềm ẩn, các tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội; vận động người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế, hỗ trợ người nhiễm HIV mua bảo hiểm y tế.

Phát huy hiệu quả của truyền thông đại chúng, tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống thông tin, truyền thanh ở cơ sở. Truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ số, các mạng xã hội; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục, trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa cơ sở.

Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, người nổi tiếng, người đứng đầu các cộng đồng dân cư, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, mạng lưới người nhiễm HIV, người thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao tham gia vào công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình có nhiều đóng góp quan trọng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân.

Ba là, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS. Tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhất là cho các khu vực, địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao; đảm bảo kinh phí trong công tác điều trị. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ cho phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường sự tham gia đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi để huy động sự tham gia bền vững của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân vào đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.

Bốn là, triển khai linh hoạt, hiệu quả các giải pháp chuyên môn trong phòng, chống HIV/AIDS; các hoạt động can thiệp truyền thông, giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV, giám sát dịch, can thiệp cho nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS; thí điểm và mở rộng triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị HIV/AIDS phù hợp trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Mở rộng các mô hình điều trị, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho các nhóm nguy cơ cao; cấp phát thuốc tại tuyến cơ sở và thí điểm cấp phát thuốc điều trị mang về nhà. Triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị HIV toàn diện, liên tục, kết nối với các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác phù hợp cho từng đối tượng đặc thù và điều kiện của địa phương.

Đẩy mạnh xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, mở rộng xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét nghiệm HIV lưu động và tự xét nghiệm HIV. Triển khai các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với từng nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao; mở rộng triển khai xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Huy động sự tham gia của y tế tư nhân, đa dạng mô hình cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS toàn diện, liên tục. Nghiên cứu ứng dụng các mô hình, giải pháp, kỹ thuật mới tiên tiến phù hợp với thực tiễn để đẩy nhanh, mạnh và hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Năm là, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo đủ nhân lực, tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của tỉnh; sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động phù hợp với chức năng nhiệm vụ từng đơn vị. Rà soát, bổ sung kế hoạch phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS theo hướng đồng bộ, thống nhất với chương trình phòng chống ma túy và phòng, chống mại dâm. Đồng thời, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng, chống ma túy và quản lý an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý địa bàn và xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.

Sáu là, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhất là việc thực hiện các chính sách phòng, chống HIV/AIDS. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với các chính sách phòng, chống HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS; ưu tiên đầu tư hơn nữa cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ nguồn ngân sách địa phương; xây dựng chính sách hỗ trợ các chính sách bảo trợ xã hội đối và các nhóm cộng đồng có thể tiếp nhận các nguồn tài chính hợp pháp; sửa đổi, bổ sung các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm, người dễ bị lây nhiễm; người bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS; ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đào tạo nghề và tuyển dụng người bị lây nhiễm HIV, vợ hoặc chồng người nhiễm HIV.
                                                                             

Hà Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập806
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm776
  • Hôm nay48,922
  • Tháng hiện tại1,181,569
  • Tổng lượt truy cập34,767,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây