Việc thực hiện lấy ý kiến được thực hiện theo hình thức đến trực tiếp hộ dân với tổng số hộ được lấy ý kiến là 11.683/16.226 hộ (chiếm 72%, theo quy định tại Hướng dẫn 90/HD-MTTW-BTT về tỷ lệ lấy ý kiến đối với huyện nông thôn mới là 70%) do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội xã, ban công tác Mặt trận ấp trực tiếp thực hiện một cách độc lập.
Để việc thực hiện lấy ý kiến người dân đảm bảo tính khách quan, chính xác, thực chất và độc lập. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã đã chủ động tham mưu cấp ủy ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí cấp ủy viên, thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn, Ban Thường trực MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, xã tuyên truyền, vận động và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra lấy ý kiến ở khu dân cư, tổ chức thành lập 51 Tổ lấy ý kiến đúng theo quy định.
Kết quả số phiếu phát ra là 11.683 phiếu, tổng số phiếu thu về là 11.683 phiếu. Tổng số ý kiến hài lòng là 11.679 hộ (đạt tỷ lệ 99,97%%); Tổng số ý kiến không hài lòng: 04 hộ (đạt tỷ lệ 0,03%); có 264 phiếu có ý kiến chưa hài lòng của 9 câu hỏi phiếu lấy ý kiến và các nội dung ý kiến khác: 39 ý kiến (tỷ lệ 0,33%).
Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì cuộc họp cùng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG Tân Phước. Tại buổi làm việc, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thông qua dự thảo báo cáo Kết quả tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đề nghị công nhận huyện Tân Phước đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện cũng đã giải trình và tiếp thu các ý kiến về các nội dung có liên quan đến các tiêu chí chưa hài lòng của người dân qua công tác lấy ý kiến về kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Phước. Đồng thời nêu định hướng các giải pháp, lộ trình cụ thể trong khắc phục các tiêu chí qua ý kiến chưa hài lòng của người dân trong thời gian tới.
Qua việc lấy ý kiến sự hài lòng người dân về xây dựng nông thôn mới huyện Tân Phước đã thể hiện rõ sự quan tâm cao trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,sự phối hợp đồng bộ của chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.Vai trò trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, mô hình tham gia bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hiến đất, làm dường giao thông nông thôn..tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; vai trò phối hợp trong giám sát, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Phướcgóp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện và cùng với tỉnh Tiền Giang thực hiện thắng lợi mục tiêu hoàn thành tỉnh nông thôn mới vào năm 2025.