Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo lần thứ hai “Văn hóa vùng ven biển Tiền Giang - Đặc điểm và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị”

Thứ sáu - 31/05/2024 03:20
Ngày 30-5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hóa vùng ven biển Tiền Giang - Đặc điểm và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị”. Đến dự và chủ trì hội thảo có đồng chí Châu Thị Mỹ Phương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; chủ nhiệm và thành viên tham gia đề tài, các tác giả có báo cáo tham luận, lãnh đạo và cán bộ cơ quan Ban Tuyên giáo tham dự hội thảo.
Đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Hội thảo nhằm làm rõ các đặc điểm văn hóa vùng ven biển tỉnh Tiền Giang ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa có giá trị.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trình bày, thảo luận các nội dung: nghiên cứu văn hóa biển đảo địa phương - định hướng và triển vọng, trường hợp nghiên cứu về văn hóa biển đảo Tiền Giang; tìm hiểu lòng trung nghĩa của nhân dân vùng ven biển Tiền Giang; một số loại hình tín ngưỡng dân gian; ảnh hưởng của lễ hội, của tôn giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng ven biển; nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản của nhân dân vùng ven biển Tiền Giang; đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị ở vùng ven biển Tiền Giang trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Đồng chí Châu Thị Mỹ Phương phát biểu tổng luận, Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, diện tích biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền, gần ½ dân số Việt Nam sống dọc biển. Có thể nói, biển là không gian sinh tồn của bao thế hệ người Việt trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Việt Nam có cả một kho tàng văn hóa biển đồ sộ, phong phú và độc đáo. Hội nghị Trung ương 8 nhấn mạnh: “Để trở thành quốc gia biển hùng mạnh thì chủ quyền biển, đảo phải được bảo vệ vững chắc, phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bảo tồn văn hóa biển”. Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta nắm rõ khái niệm văn hóa biển, văn hóa vùng ven biển. Khái niệm về văn hóa biển khá mới mẻ, hiện có nhiều cách tiếp cận khác nhau và giải thích khác nhau. Hội thảo đã được cán bộ công chức Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các nhà nghiên cứu quan tâm, tham dự và đã nghe 08 bài viết, tham luận, phát biểu. Các tác giả đã làm rõ thêm, phản biện 3 nhóm vấn đề: vấn đề nghiên cứu văn hóa biển đảo địa phương; đặc điểm, nét đặc sắc riêng của văn hóa biển Tiền Giang; đề xuất các giải pháp bảo tồn văn hóa biển Tiền Giang. Trong đó lưu ý, di sản văn hóa biển Tiền Giang đã và đang phát huy giá trị trong cuộc sống. Do đó, cần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa. Trách nhiệm, yêu cầu đặt ra cho Nhà nước và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Từ các góc độ nghiên cứu, chúng ta thấy rằng, nói đến văn hóa biển là nói đến những gì thuộc về biển và mối quan hệ giữa người và biển, thể hiện ở các loại hình văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Song, đa số chúng ta phân tích nhiều ở góc độ văn hóa phi vật thể. Để đề tài mang tính toàn diện, đề nghị nhóm tác giả cần nghiên cứu về văn hóa vật thể, đây là đóng góp to lớn cho văn hóa và kinh tế địa phương. Đồng thời, làm rõ hơn tính tương đồng về nội hàm văn hóa biển - văn hóa biển đảo vùng ven biển.

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập454
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm443
  • Hôm nay92,141
  • Tháng hiện tại613,614
  • Tổng lượt truy cập34,199,259
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây