Về An Giang thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Thứ hai - 20/08/2018 04:56
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở Cù lao Ông Hổ, thuộc tổ 4, ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Khu lưu niệm được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử vào năm 1984 và di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
Đoàn viên TN Trường Đại học Tiền Giang chụp ảnh lưu niệm tại Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Đoàn viên TN Trường Đại học Tiền Giang chụp ảnh lưu niệm tại Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Bước vào khuôn viên khu di tích, chúng tôi được tận hưởng không khí trong lành, rợp bóng cây xanh của dầu, sao, điệp, bằng lăng vốn là những loại cây quen thuộc với đời sống của người dân cù lao.

Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng được xây dựng trên khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, với tổng diện tích 1.600 m². Đền được xây dựng vào năm 1997. Kiểu dáng đền rất gần gũi với truyền thống của dân tộc, với kiểu mái nhị cấp, lợp ngói đại ống đỏ, bờ nóc đắp bộ tượng lưỡng long tranh châu, bốn phía được đắp tượng hình rồng vốn đặc trưng cho kiến trúc cổ của Việt Nam. Phía trong chính điện được trang trí rất công phu, tên của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được khắc theo lối chữ giả cổ, mặt chữ được mạ bằng vàng. Xung quanh đền trang trí biểu tượng ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khang, ninh). Nổi bật là bức tượng bán thân của Bác Tôn được đúc bằng đồng đặt trên bục cao, nặng 310 kg; phía sau bức tượng là hình mặt trống đồng Ngọc Lũ được chạm nổi toát lên vẻ trang nghiêm.
 

Thắp hương tại khu mộ của gia đình Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn với trên 100 hình ảnh tư liệu, hiện vật quý giá. Từ hình ảnh bến đò Ô Môi in dấu chân Bác Tôn mỗi ngày đến trường, đến khi Bác làm thợ tại xưởng máy Ba Son, hình ảnh Bác Tôn kéo cao lá cờ đỏ trên cột chiến hạm France ủng hộ nước Nga xô viết, đến khi Bác Tôn tham gia cách mạng rồi bị thực dân Pháp kết án 20 năm tù và lưu đày tại nhà tù Côn Đảo…, nhưng Bác vẫn không ngừng hoạt động cách mạng.

Chị Tôn Thị Kim Ba (cháu họ đời thứ 4 của Bác Tôn) đang làm việc tại khu di tích này cho biết: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng bắt đầu hình thành từ 12-1988, khi Bộ Văn hóa Thông tin có quyết định công nhận ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, nơi Bác Tôn sinh sống thời niên thiếu, là di tích lịch sử lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Sau đó, chính quyền địa phương tiến hành việc tôn tạo, trùng tu và quy hoạch xây dựng, để đến hôm nay nơi đây trở thành khu di tích lịch sử phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Khu lưu niệm này không chỉ là điểm đến của du khách, mà còn là nơi để sinh hoạt truyền thống, về nguồn và là tụ điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong những ngày lễ lớn của đất nước.

Vĩnh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập297
  • Máy chủ tìm kiếm75
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,667,673
  • Tổng lượt truy cập40,037,049
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây