Cuối quý I/2022 trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19

Thứ năm - 05/08/2021 04:48
Ngày 01-8-2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2022, với mục tiêu có trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý I-2022.

Theo kế hoạch này, Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 được triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Huy động các cơ sở trong và ngoài ngành Y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể... cùng tham gia triển khai chiến dịch này, với  các nguyên tắc: sử dụng tất cả các loại vắc-xin đủ điều kiện từ các nguồn cung ứng khác nhau; tiêm hết số lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng để tránh lãng phí vắc xin; tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng vắc xin cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng phải đạt 90% và đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng. Thời gian thực hiện chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ tháng 7-2021 đến tháng 4-2022.

Đối tượng tiêm: Toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế, bao gồm:

Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành Y tế (công lập và tư nhân); người tham gia phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tuyến, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);

Lực lượng Quân đội; lực lượng Công an; nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;

Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước; Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi; người sinh sống tại các vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế... cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch; các chức sắc, chức việc các tôn giáo; người lao động tự do;

Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;

Đối tượng tiêm chủng thuộc các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân.

Phạm vi triển khai: Trên quy mô toàn tỉnh, trong đó ưu tiên cho: Các địa phương đang có dịch và đối tượng trong vùng đang có dịch. Các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ. Các địa phương có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư.

Hình thức triển khai: Tổ chức tiêm chủng theo hình thức chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động).

Mốc thời gian triển khai trong chiễn dịch: Quý III/2021, số liều vắc xin được tiêm: 880.030. Quý IV/2021 và Quý I/2022, số liều vắc xin được tiêm mỗi quý: 942.650.

Ngoài ra, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao các sở, ngành liên quan thực hiện các nội dung, giải pháp trong chiến dịch tiêm chủng: đảm bảo nguồn tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin; đảm bảo an toàn trong tiêm chủng; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng; xử lý rác thác, bơm kim tiêm sau tiêm chủng; truyền thông về chiến dịch; đặc biệt là giám sát chất lượng vắc xin và các hoạt động kiểm tra trước, trong và sau chiến dịch.

Hà Thoa (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập448
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm423
  • Hôm nay51,137
  • Tháng hiện tại1,183,784
  • Tổng lượt truy cập34,769,429
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây